Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có đáp án



Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật có đáp án

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 1)

Câu 1: Khi nước và muối khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ theo gian bào thì tại bộ phận nào, hoạt động này buộc phải chuyển sang con đường tế bào chất ?

   A. Nội bì

   B. Biểu bì

   C. Vỏ

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 2: Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo mấy cơ chế ?

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 3: Ở rễ cây, miền nào chuyên hoá với chức năng hút nước và muối khoáng ?

   A. Miền trưởng thành

   B. Miền sinh trưởng

   C. Miền chóp rễ

   D. Lông lông hút

Câu 4: Đai Caspari là cấu trúc có ở bộ phận nào của rễ cây ?

   A. Nội bì

   B. Biểu bì

   C. Vỏ

   D. Mạch gỗ

Câu 5: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : “Lá cây rau diếp chứa lượng nước bằng … sinh khối tươi của cơ thể”.

   A. 55%

   B. 94%

   C. 82%

   D. 70%

Câu 6: Nhân tố nào dưới đây không có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây ?

   A. Độ pH của đất

   B. Độ thoáng của đất

   C. Độ ẩm không khí

   D. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất

Câu 7: Ở rễ cây, quá trình hấp thụ chất nào dưới đây luôn không cần đến sự có mặt năng lượng ?

   A. Nước

   B. Kali

   C. Phôtpho

   D. Nitơ

Câu 8: Lông hút có thể bị gãy và dần tiêu biến trong môi trường nào dưới đây ?

   A. Môi trường thiếu ôxi

   B. Môi trường quá axit (chua)

   C. Môi trường quá ưu trương

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Ở rễ cây, miền lông hút nằm liền trên miền nào dưới đây ?

   A. Miền trưởng thành

   B. Miền chóp rễ

   C. Miền sinh trưởng

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Nước chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm sinh khối tươi của cây thông ?

   A. 36%

   B. 55%

   C. 70%

   D. 98%

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án A B D A B C A D B B

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 2)

Câu 1: Mạch rây được cấu tạo từ

   A. tế bào kèm và quản bào.

   B. quản bào và mạch ống.

   C. mạch ống và ống rây.

   D. ống rây và tế bào kèm.

Câu 2: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là gì ?

   A. Axit béo và fructôzơ

   B. Vitamin và axit amin

   C. Nước và các ion khoáng

   D. Nước và saccacrôzơ

Câu 3: Xilem là tên gọi khác của

   A. tầng sinh bần.

   B. tầng sinh mạch.

   C. mạch rây.

   D. mạch gỗ.

Câu 4: Chất nào dưới đây không phải là thành phần chủ yếu của mạch rây ?

   A. Vitamin

   B. Hoocmôn

   C. Nước

   D. Axit amin

Câu 5: Động lực của dòng mạch rây là gì ?

   A. Áp suất rễ

   B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa

   C. Lực hút do thoát hơi nước của lá

   D. Lực liên kết giữa các chất trong dòng mạch rây

Câu 6: Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của mấy loại lực ?

   A. 4

   B. 1

   C. 3

   D. 2

Câu 7: Mạch gỗ được cấu tạo từ

   A. tế bào kèm và quản bào.

   B. quản bào và mạch ống.

   C. mạch ống và ống rây.

   D. ống rây và tế bào kèm.

Câu 8: Ở thực vật có mạch, thành của mạch gỗ được … hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu được nước. Từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu trên là

   A. canxi.

   B. kitin.

   C. linhin.

   D. cutin.

Câu 9: Chất nào dưới đây có thể được vận chuyển theo cả dòng mạch gỗ và dòng mạch rây ?

   A. Hoocmôn

   B. Vitamin

   C. Muối khoáng

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Khi cắt ngang thân cây non, ta nhận thấy nhựa rỉ ra từ phần thân liền gốc. Hiện tượng trên phản ánh rõ nét nhất vai trò của loại lực nào ở thực vật ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ

   C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

   D. Lực đẩy (áp suất rễ)

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án D C D C B C B C D D

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 3)

Câu 1: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Thông thường, có khoảng ... lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước.

   A. 80%

   B. 90%

   C. 95%

   D. 98%

Câu 2: Thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể thực vật ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng từ rễ lên lá, tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo.

   C. Nhờ có thoát hơi nước mà khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

   D. Giúp hạ nhiệt độ của cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.

Câu 3: Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ là gì ?

   A. Thoát hơi nước

   B. Áp suất rễ

   C. Lực liên kết giữa các phân tử nước

   D. Lực liên kết giữa nước và thành mạch gỗ

Câu 4: Cây nào dưới đây thoát hơi nước qua khí khổng ở cả hai mặt lá ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Thược dược

   C. Đoạn

   D. Thường xuân

Câu 5: Trong các cây dưới đây, cây nào có lớp cutin ở mặt trên của lá dày nhất ?

   A. Đoạn

   B. Thược dược

   C. Thường xuân

   D. Lúa

Câu 6: Thoát hơi nước ở lá cây thường diễn ra theo

   A. 4 con đường.

   B. 3 con đường.

   C. 1 con đường.

   D. 2 con đường.

Câu 7: Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu ?

   A. 6

   B. 2

   C. 1

   D. 4

Câu 8: Khi nói về cơ chế hoạt động của khí khổng, điều nào sau đây là đúng ?

   A. Sự đóng mở của khí khổng không phụ thuộc vào độ no nước của tế bào hình hạt đậu.

   B. Khi mất nước, khí khổng sẽ mở ra.

   C. Khi mất nước, khí khổng sẽ đóng lại.

   D. Khi no nước, khí khổng sẽ đóng lại.

Câu 9: Điều nào sau đây là đúng với phần lớn các loài thực vật ?

   A. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá phụ thuộc hoàn toàn vào thoát hơi nước qua mặt trên của lá.

   B. Thoát hơi nước qua mặt dưới và mặt trên của lá luôn tương đương nhau.

   C. Thoát hơi nước qua mặt trên của lá diễn ra mạnh mẽ hơn thoát hơi nước qua mặt dưới của lá.

   D. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá diễn ra mạnh mẽ hơn thoát hơi nước qua mặt trên của lá.

Câu 10: Yếu tố nào dưới đây không phải là một trong những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá ?

   A. Nước

   B. Nhiệt độ

   C. Ánh sáng

   D. Độ pH của đất

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án D A A B C D B C D D

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 4)

Câu 1: Nguyên tố nào dưới đây là thành phần cấu tạo nên diệp lục và tham gia vào hoạt hoá enzim ?

   A. Si

   B. Mg

   C. Zn

   D. Mn

Câu 2: Ở thực vật, nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng ?

   A. Cl

   B. Ca

   C. S

   D. K

Câu 3: Nguyên tố khoáng nào dưới đây chỉ cần thiết với một số ít loài thực vật ?

   A. Mg

   B. Ca

   C. K

   D. Na

Câu 4: Dư lượng của loại muối nào dưới đây là một trong những tiêu chí đặc biệt quan trọng trong đánh giá độ sạch hoá học của nông phẩm ?

   A. Muối clorua

   B. Muối phôtphat

   C. Muối sunfat

   D. Muối nitrat

Câu 5: Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật có đặc điểm chung nào sau đây ?

   A. Nếu thiếu thì cây trồng không thể hoàn thành chu trình sống

   B. Không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác

   C. Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 6: Khi thiếu nguyên tố nào dưới đây thì lá cây sẽ có màu lục đậm ?

   A. P

   B. K

   C. N

   D. Mg

Câu 7: Nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây là gì ?

   A. Ánh sáng mặt trời

   B. Nước mưa

   C. Đất

   D. Phân bón

Câu 8: Loại ion khoáng nào dưới đây là thành phần của enzim urêaza ?

   A. Bo

   B. Cu

   C. Mo

   D. Ni

Câu 9: Khi dư lượng Mo vượt quá mức cho phép trong rau xanh thì người sử dụng có nguy cơ mắc phải bệnh nào dưới đây ?

   A. Viêm màng não

   B. Xơ hoá phổi

   C. Tiểu đường

   D. Thống phong

Câu 10: "Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết" là những dấu hiệu thường thấy khi cây trồng thiếu hụt nguyên tố khoáng nào ?

   A. Cl

   B. P

   C. Mg

   D. Ca

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án B A D D D A C D D D

Trắc nghiệm Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật (phần 5)

Câu 1: Hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ sẽ chuyển hoá trực tiếp nitơ tự do sang dạng muối khoáng nào ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Amôni

   C. Nitrat

   D. Nitrit

Câu 2: Thuật ngữ "nitrôgennaza" khiến em liên tưởng đến nhóm vi khuẩn nào ?

   A. Vi khuẩn cố định nitơ

   B. Vi khuẩn amôn hoá

   C. Vi khuẩn phản nitrat hoá

   D. Vi khuẩn nitrat hoá

Câu 3: Nitơ tham gia cấu tạo nên phân tử hữu cơ nào dưới đây ?

   A. Diệp lục

   B. Prôtêin

   C. Tất cả các phương án còn lại

   D. Axit nuclêic

Câu 4: Trong mô thực vật tồn tại mấy con đường đồng hoá amôni ?

   A. 5

   B. 4

   C. 2

   D. 3

Câu 5: Ở thực vật quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ nào dưới đây ?

   A. Nitrat → Nitrit → Amôni

   B. Nitrat → Amôni → Nitrit

   C. Nitrit → Nitrat → Amôni

   D. Nitrit → Amôni → Nitrat

Câu 6: Nguyên tố khoáng nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình khử nitrat ở thực vật ?

   A. Mo

   B. Bo

   C. Ni

   D. Cu

Câu 7: Nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành nên cơ thể thực vật tồn tại ở dạng nào ?

   A. NO3-

   B. NH4+

   C. NO2-

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Vi khuẩn phản nitrat hoá sẽ chuyển hoá nitrat trong đất thành

   A. amôn.

   B. nitơ tự do.

   C. nitrit.

   D. axit nitric.

Câu 9: Đâu không phải là một trong những điều kiện cần cho quá trình cố định nitơ khí quyển ?

   A. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

   B. Môi trường hiếu khí

   C. Có lực khử mạnh

   D. Được cung cấp năng lượng ATP

Câu 10: Người ta thường bón phân cho cây theo mấy phương pháp chủ yếu ?

   A. 4

   B. 1

   C. 2

   D. 3

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án B A C D A A B B B C

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 11 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


chuyen-de-chuyen-hoa-vat-chat-va-nang-luong-o-thuc-vat.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học