Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (Phần 4)
Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.
- Lý thuyết Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (Phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (Phần 3)
Câu 31: Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài D thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài C bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài A sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài C.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Đáp án: D
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu II, III và IV.
- I đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng là các chuỗi:
A → B → E → C → D A → G → E → C → D
A → B → E → H → D A → G → E → H → D
- II đúng. Ngoài 4 chuỗi thức ăn như ở phần I, còn có 7 chuỗi:
A → B → E → D. A → B → C → D A → E → D
A → E → C → D A → E → H → D A → G → E → D
A → G → H → D
- III sai. Loại bỏ D thì tất cả các loài còn lại đều có xu hướng tăng số lượng cá thể.
- IV sai. Nếu loài C bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài D sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài C. Loài A sẽ không bị nhiễm độc.
Câu 32: Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng nguyên sinh được mô tả như sau: Sóc ăn quả dẻ; diều hâu ăn sóc và chim gõ kiến; xén tóc ăn nón thông; chim gõ kiến và thằn lằn ăn xén tóc; chim gõ kiến và thằn lằn là thức ăn của trăn. Khi nói về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu loài chim gõ kiến bị tiêu diệt thì số lượng diều hâu có thể giảm.
II. Nếu loài diều hâu bị tiêu diệt thì số lượng sóc có thể tăng.
III. Chim gõ kiến và thằn lằn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Đáp án: D
Có 4 phát biểu đúng.
Sơ đồ lưới thức ăn:
Dựa vào lưới thức ăn ta thấy:
- I đúng vì chim gõ kiến là nguồn thức ăn của diều hâu nên khi chim gõ kiến bị tiêu diệt thì diều hâu thiếu thức ăn nên sẽ giảm số lượng.
- II đúng vì diều hâu sử dụng sóc làm thức ăn nên khi diều hâu bị tiêu diệt thì sóc sẽ tăng số lượng.
Câu 33: Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài K tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.
II. Có 12 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.
III. Nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 6 loài.
IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Đáp án: B
III và IV đúng.
- I sai vì loài K tham gia vào 5 chuỗi thức ăn.
- II sai vì có 13 chuỗi thức ăn.
Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là A → I → K → H → C → D → E.
- III đúng vì nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì loài D cũng bị tuyệt diệt. Khi đó, nếu các loài còn lại vẫn còn tồn tại bình thường thì lưới thức ăn này chỉ còn 6 loài. Còn nếu vì loài H và loài C, loài D bị tuyệt diệt làm xảy ra diễn thế sinh thái dẫn tới tuyệt diệt nhiều loài khác thì lưới thức ăn chỉ có không đến 6 loài.
- IV đúng vì do hiệu suất sinh thái chỉ đạt khoảng 10% cho nên tổng sinh khối của bậc 1 luôn cao hơn tổng sinh khối của các bậc còn lại. Trong đó, bậc 1 chỉ có loài A.
Câu 34: Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu giảm số lượng cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài D sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Đáp án: B
Cả 4 phát biểu đều đúng.
- I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng: A → B → E → C → D.
- II đúng. Ngoài 4 chuỗi thức ăn như ở phần I, còn có 7 chuỗi:
A → B → E → D A → B → C → D A → E → D
A → E → C → D A → E → H → D A → G → E → D
A → G → H → D
- III đúng. A là đầu mối của tất cả các chuỗi thức ăn, thường là các sinh vật sản xuất.
- IV đúng. Theo quy luật khuếch đại sinh học thì sinh vật ở càng xa sinh vật sản xuất thì mức độ nhiễm độc càng cao.
Câu 35: Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có 6 chuỗi thức ăn.
II. Nếu loài rắn bị giảm số lượng thì loài gà sẽ tăng số lượng.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
IV. Loài giun đất được xếp vào sinh vật sản xuất.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
II sai vì nếu rắn bị giảm số lượng thì diều hâu sẽ ăn gà nhiều hơn nên gà thường cùng giảm số lượng.
Câu 36: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
Chỉ có phát biểu I đúng. Giải thích:
Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:
- I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây → Côn trùng cánh cứng → Chim sâu → Chim ăn thịt cỡ lớn (có 4 mắt xích).
- II sai vì khi động vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
- III sai vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
- IV sai vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).
Câu 37: Sử dụng các số liệu và các phân tích về số lượng, sinh khối và năng lượng tiêu thụ của một chuỗi thức ăn điển hình của một quần xã sinh vật có thể xây dựng được tháp sinh thái. Điều khẳng định nào dưới đây về tháp sinh thái là chính xác?
A. Tháp số lượng luôn có dạng chuẩn, đáy rộng và đỉnh nhỏ.
B. Từ tháp số lượng có thể tính toán được hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Trong tháp năng lượng, các loài ở trên luôn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các loài ở dưới.
D.Tháp sinh thái xây dựng đối với quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo thấp, sinh khối vật tiêu thụ cao, tháp sinh khối bị biến dạng.
Đáp án: D
Câu 38: Nghiên cứu nồng độ DDT trong một chuỗi thức ăn cho thấy nồng độ chất độc thay đổi qua mỗi mắt xích theo hình tháp sau đây (ppm = phần triệu)
Trong số các nhận xét sau đây, nhận xét KHÔNG chính xác là:
A. Qua mỗi mắt xích lượng chất độc được tích lũy càng nhiều.
B. So với mắt xích trước sự thay đổi nồng độ DDT giữa bồ nông và cá gấp 2,5 lần so với sự thay đổi nồng độ DDT giữa cá và tôm.
C. Hiện tượng tăng nồng độ chất độc qua mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn cho thấy hiện tượng khuếch đại sinh học.
D. Con người sử dụng các loài càng gần sinh vật sản xuất càng an toàn trước các chất độc tích lũy.
Đáp án: B
Trong số các nhận xét sau đây, nhận xét KHÔNG chính xác là:
A. Qua mỗi mắt xích lượng chất độc được tích lũy càng nhiều. → đúng
B. So với mắt xích trước sự thay đổi nồng độ DDT giữa bồ nông và cá gấp 2,5 lần so với sự thay đổi nồng độ DDT giữa cá và tôm. → sai
+ Thay đổi nồng độ DDT giữa bồ nông và cá = 98,8 – 4,4 = 94,4
+ Thay đổi nồng độ DDT giữa cá và tôm = 4,4 – 0,44 = 3,96
Tỉ lệ thay đổi nồng độ DDT giữa bồ nông và cá so với sự thay đổi nồng độ DDT giữa cá và tôm = ≈ 23,8 lần.
C. Hiện tượng tăng nồng độ chất độc qua mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn cho thấy hiện tượng khuếch đại sinh học. → đúng
D. Con người sử dụng các loài càng gần sinh vật sản xuất càng an toàn trước các chất độc tích lũy. → đúng
Câu 39: Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái nhân tạo.
B. Không có sự có mặt của các chuỗi thức ăn trong bể cá cảnh vì số lượng loài quá ít và thức ăn được bổ sung từ bên ngoài
C. Nếu số lượng loài trong bể cá cảnh càng nhiều thì độ phức tạp của chuỗi và lưới thức ăn càng ít vì loài đầu bảng sẽ chi phối các chuỗi khác.
D. Trong một lưới thức ăn ở bể cá cảnh, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
Đáp án: A
Tưởng tượng lại các bể cá cảnh, chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 40: Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?
A. Thực vật.
B. Động vật đơn bào.
C. Động vật không xương sống.
D. Động vật có xương sống.
Đáp án: A
Thực vật luôn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái (Phần 2)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên (Phần 2)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều