Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 22 (có đáp án): Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học (Phần 2)



Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.

Câu 11: Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? Trong chuẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm

(1). Khảo sát tính chất của nước ối

(2). Khảo sát tế bào tử cung của người mẹ

(3). Khảo sát tế bào thai bong ra trong nước ối

(4). Chuẩn đoán sớm được bệnh di truyền

A. 3     B. 1     C. 4     D. 2

Đáp án: A

(1). Đúng. Vì dựa vào tính chất của nước ối ta có thể biết được thai nhi có khỏe mạnh hay không và người mẹ có khỏe mạnh hay không, thừa chất hay thiếu chất gì

(2). Sai. Do kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra thai nhi có khỏe mạnh hay không

(3). Đúng. Lấy dịch ối có tế bào thai nhi có thể kiểm tra con có bị bệnh hay không

(4). Đúng

Câu 12: Hình bên dưới mô tả về các biện pháp sàng lọc trước sinh ở người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng.

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

I. Đây là hai hình thức xét nghiệm trước sinh phổ biến: chọc dò dịch ối - hình (a) và sinh thiết tua nhau thai - hình (b).

II. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích kiểm tra sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh.

III. Bệnh Đao có thể phát hiện bằng hình thức phân tích hoá sinh tế bào của hai loại xét nghiệm này.

IV. Cả hai hình thức xét nghiệm trước sinh này không thể phát hiện được bệnh pheninketo niệu vì bệnh này do đột biến gen.

V. Chẩn đoán trước sinh nếu phát hiện thai nhi bị đột biến có thể ngưng thai kì vào lúc thích hợp giúp giảm thiểu sinh ra nhũng đứa trẻ tật nguyền.

A. 4     B. 3     C. 2     D. 1

Đáp án: B

I đúng

II sai,đây là kiểm tra sức khỏe, dị tật của thai nhi

III sai, Đao được phát hiện bằng việc quan sát số lượng NST

IV đúng, phenil keto niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa Phe thành tyr nhưng trong thai kỳ người mẹ cung cấp đủ các axit amin nên thai nhi sẽ không phải chuyển Phe thành tyr nên không phát hiện được

V đúng

Câu 13: Hội chứng Đao ở người do đột biến số lượng NST gây ra, khi nói về hội chứng này, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Có các tế bào chứa 21 NST số 3 tạo thành thể lệch bội.

(2). Có sự không phân ly NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 trong 2 bên hoặc bố hoặc mẹ.

(3). Có thể phát hiện ra hội chứng Đao ở trẻ ngay từ giai đoạn thai nhi bằng các kỹ thuật tế bào học.

(4). Những người mắc hội chứng đao thường chậm phát triển trí tuệ.

Số phát biểu đúng là:

A. 2     B. 3     C. 1     D. 4

Đáp án: B

(1). Có các tế bào chứa 21 NST số 3 tạo thành thể lệch bội. → sai, các tế bào chứa 3 NST số 21.

(2). Có sự không phân ly NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 trong 2 bên hoặc bố hoặc mẹ. → đúng

(3). Có thể phát hiện ra hội chứng Đao ở trẻ ngay từ giai đoạn thai nhi bằng các kỹ thuật tế bào học. → đúng, vì nó là đột biến NST.

(4). Những người mắc hội chứng đao thường chậm phát triển trí tuệ. → đúng.

Câu 14: Khi nghiên cứu một số cơ chế di truyền ở người, người ta đưa ra các nhận xét:

(1). Nam giới chỉ nhận NST Y từ bố mà không nhận NST giới tính nào từ mẹ.

(2). Nữ giới nhận cả hai NST giới tính từ mẹ mà không nhận NST giới tính từ bố.

(3). Con trai nhận 1 NST giới tính từ mẹ và 1 NST giới tính từ bố.

(4). Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại tinh trùng thụ tinh với trứng.

Số nhận xét đúng là:

A. 2     B. 3     C. 4     D. 1

Đáp án: A

(1). Nam giới chỉ nhận NST Y từ bố mà không nhận NST giới tính nào từ mẹ. → sai, nam nhận NST giới tính X từ mẹ.

(2). Nữ giới nhận cả hai NST giới tính từ mẹ mà không nhận NST giới tính từ bố. → sai, nữ nhận 1 NST X từ mẹ và 1 NST X từ bố.

(3). Con trai nhận 1 NST giới tính từ mẹ và 1 NST giới tính từ bố. → đúng

(4). Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại tinh trùng thụ tinh với trứng. → đúng

Câu 15: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là:

A. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.

B. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành

C. Thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.

D. Đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh.

Đáp án: C

A. → sai. Sản phẩm dịch mã được tổng hợp thường xuyên, không thể loại bỏ được hoàn toàn.

B → sai. Không thể gây đột biến trên cơ thể người được, mà nếu gây đột biến trên người được thì lại ảnh hưởng đến các gen khác

C. → đúng.

D. → sai. Kỹ thuật này rất phức tạp khó thực hiện được. Liệu prôtêin ức chế chỉ ức chế chỉ gen đó hay không?

Câu 16: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?

(1) Hội chứng Etuôt.

(5) Bệnh máu khó đông.

(2) Hội chứng Patau.

(6) Bệnh ung thư máu.

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(7) Bệnh tâm thần phân liệt.

Phương án đúng là:

A. (1), (3), (5).     B. (1), (2), (6).

C. (2), (6), (7).     D. (3), (4), (7).

Đáp án: B

Bệnh và hội chứng mà có thể sử dụng phương pháp tế bào học là những bệnh và hội chứng do đột biến NST

(1) Hội chứng Etuôt. → 3 NST số18 (2n +1)

(2) Hội chứng Patau. → 3 NST số 13 (2n +1)

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) → virut gây nên không thể quan sát tế bào được.

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm → đột biến gen gây nên ⇒ không thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào.

(5) Bệnh máu khó đông → đột biến gen gây nên ⇒ không thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào.

(6) Bệnh ung thư máu → đột biến cấu trúc NST → sử dụng phương pháp tế bào được

(7) Bệnh tâm thần phân liệt → đột biến gen gây nên ⇒ không thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào.

Câu 17: Cho các phát biểu sau đây:

(1) Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông, thì tất cả con trai bị bệnh.

(2) Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi là bình thường. Giới tính của người bệnh là trai.

(3) Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền.

(4) Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh máu khó đông, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm đo đột biến cấu trúc nhiễm sẳc thể.

(5) Phương pháp lai và gây đột biến không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người.

Số phát biểu đúng:

A. 2     B. 3     C. 4     D.5

Đáp án: B

(1) → đúng. Bố bình thường (XMY) x mẹ bị bệnh máu khó đông (XmXm)

→ con l/2XMXm: l/2XmY ⇔ tất cả con trai bệnh

(2) → sai. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường. Giới tính của người bệnh là trai (người đầu là bệnh, người em là bình thường → phải sinh đôi khác trứng. Mà sinh đôi khác trứng có thể cùng hoặc khác giới tính)

(3) → đúng.

(4) → sai. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh máu khó đông, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (đột biển cấu trúc NST là ung thư máu, hội chứng mèo kêu)

(5) → đúng, về mặt xã hội và đạo đức không được áp dụng phương pháp lai và gây đột biến trên con người.

Câu 18: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát

A. tính chất nước ối.

B. tế bào tử cung của mẹ.

C. tế bào thai bong ra trong dịch ối.

D. tính chất nước ối và tế bào tử cung của mẹ.

Đáp án: C

Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm lấy tế bào thai bong ra trong dịch ối để kiểm tra ADN, NST có bị các đột biến hay không

Câu 19: Liệu pháp gen là phương pháp

A. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.

B. Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến.

C. Nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người.

D. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới.

Đáp án: B

A. → sai. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền

B. → đúng. Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chắc năng của các gen bị đột biến

C. → sai. Nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người

D. → sai. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới. ( Đây là công nghệ gen chứ không phải liệu pháp gen )

Câu 20: Bệnh Phêninkêtô niệu có thể điều trị bằng phương pháp nào sau đây?

A. Không thể tác động thay đổi kiểu hình được.

B. Thay đổi kiểu gen.

C. Chiếu phóng xạ.

D. Tác động vào kiểu hình.

Đáp án: D

A → sai. Không thể tác động thay đổi kiểu hình được → Nếu được phát hiện từ đầu có thể ăn kiêng thì giảm khả năng gây độc của acid amin phêninalanin.

B. → sai. Thay đổi kiểu gen → không thể thay đổi kiểu gen của cơ thể.

C. → sai. Chiếu phóng xạ → không thể chiếu xạ để thay đổi kiểu gen của cơ thể.

D. → đúng. Tác động vào kiểu hình → Nếu được phát hiện từ đầu có thể ăn kiêng thì giảm khả năng gây độc của acid amin phêninaianin.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Các loạt bài lớp 12 khác