Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 18 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 18.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (sách cũ)

Câu 1: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

(1) Chọn lọc các tỏ hợp gen mong muốn.

(2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

(4) Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau với nhau.

(4) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

Việc tạo giống thuần chủng trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo trình tự là:

A. (1) → (2) → (3) → (4)

B. (4) → (1) → (2) → (3)

C. (2) → (3) → (4) → (1)

D. (2) → (3) → (1) → (4)

Đáp án: D

Câu 2: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:

A. thoái hóa giống

B. ưu thế lai

C. bất thụ

D. siêu trội

Đáp án: B

Câu 3: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là

A. biến dị thường biến

B. các biến dị đột biến

C. các ADN tái tổ hợp

D. các biến dị tổ hợp

Đáp án: D

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

B. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

C. Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp không phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen.

D. Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen.

Đáp án: A

Câu 5: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi lai giữa 2 cá thể thuộc cùng 1 dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.

B. Khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.

C. Khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

D. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.

Đáp án: C

Câu 6: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen dị hợp tử có trong kiểu gen của con lai.

B. Ưu thế lai biểu hiện cá nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.

C. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.

D. Ưu thế lai được ứng dụng trong phép lai kinh tế.

Đáp án: C

Câu 7: Đối với cây trồng, để duy trì và cùng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng

A. sinh sản sinh dưỡng

B. sinh sản hữu tính

C. tự thụ phấn

D. lai khác thứ

Đáp án: A

Câu 8: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là chọn giống

A. lúa        B. cà chua

C. dưa hấu        D. nho

Đáp án: A

Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.

(2) Để tạo ra những con lai có kiểu gen đồng nhất người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến.

(3) Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng vào mục đích kinh tế.

(4) Khi lai giữa các dòng tế bào xoma thuộc cùng 1 loài sẽ tạo ra các thể song nhị bội.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án B: phát biểu đúng là (1), (3)

Câu 10: Khi nói về ưu thế lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

(1) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

(2) Ở con lai, ưu thế lai cao hay thấp không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

(3) Khi lai giữa 2 cá thể thuộc cùng 1 dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.

(4) Khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không co ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

(5) Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án C: phát biểu không đúng là (3), (5), (2)

Câu 11: Trong các phương pháp sau đây, có mấy phương pháp tạo nguồn biến dị di truyền cho chọn giống?

(1) Gây đột biến.

(2) Lai hữu tính.

(3) Tạo ADN tái tổ hợp.

(4) Lai tế bào sinh dưỡng.

(5) Nuôi cấy mô tế bào thực vật.

(6) Cấy truyền phôi.

(7) Nhân bản vô tính động vật.

A. 3        B. 7

C. 4        D. 5

Đáp án: C

Có 4 phương pháp là: (1), (2), (3), (4)

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học