Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1.
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc
Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh (sách cũ)
Câu 1. Nguyên thủ những nước nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Mĩ, Liên Xô.
C. Anh, Pháp, Đức.
D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
Đáp án: B
Giải thích: Tháng 2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mĩ, Liên Xô
Câu 2. Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là:
A. đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
B. thỏa thuận việc giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.
C. thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh.
Đáp án: C
Giải thích: Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 3. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), khu vực nào dưới đây thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô?
A. Đông Âu
B. Tây Âu
C. Đông Nam Á
D. Tây Đức
Đáp án: A
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Đông Đức thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
Câu 4. Hội nghị Ianta (2/1945) đã họp ở đâu?
A. Anh B. Pháp
C. Thụy Sĩ D. Liên Xô
Đáp án: D
Giải thích: Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, một Hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh.
Câu 5. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mở đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.
B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới sau chiến tranh.
D. Đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.
Đáp án: C
Giải thích: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) cùng những thỏa thuận sau đó của các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới sau chiến tranh, đó là trật tự hai cực Ianta.
Câu 6. Có bao nhiêu quốc gia tham gia sáng lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. 35. B. 48. C. 50. D. 55
Đáp án: C
Giải thích: Từ 25/4 đến 26/6/1945, một hội nghị quốc tế họp tại Ianta với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
Câu 7. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào ?
A. Hội nghị Ianta (1945).
B. Hội nghị Xan Phranxixcô (1946).
C. Hội nghị Pốtxđam (1946).
D. Hội nghị Pari (1973).
Đáp án: B
Giải thích: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị Xan Phranxixcô (1946).
Câu 8. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia của đầy đủ tất cả các thành viên, họp mỗi năm một lần để bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến Hiến chương của Liên hợp quốc?
A. Ban thư kí.
B. Hội đồng bảo an.
C. Hội đồng quản thác quốc tế.
D. Đại hội đồng.
Đáp án: D
Giải thích: Đại hội đồng là cơ quan có sự tham gia của đầy đủ tất cả các thành viên, họp mỗi năm 1 lần để bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến Hiến chương của Liên hợp quốc
Câu 9. Nguyên tắc nhất trí giữa năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc được đề ra vào thời điểm nào ?
A. Tại Hội nghị Tê-hê-ran (1943).
B. Tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô (Tháng 4 - 6/1945).
C. Tại Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945).
D. Tại Hội nghị Pốt-xđam (tháng 7/1945).
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên tắc nhất trí giữa năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc được đề ra tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô (Tháng 4 - 6/1945)
Câu 10. Nguyên thủ của các nước tham gia Hội nghị I-an-ta là
A. Rudơven, Clêmăngxô, Sớcsin.
B. Aixenhao, Xtalin, Clêmăngxô.
C. Aixenhao, Xtalin, Sớcsin.
D. Rudơven, Xtalin, Sớcsin.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên thủ của các nước tham gia Hội nghị I-an-ta là Rudơven (Mĩ), Xtalin (Liên Xô) và Sớcsin (Anh).
Câu 11. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên ?
A. 15 thành viên B. 5 thành viên
C. 20 thành viên D. 10 thành viên
Đáp án: A
Giải thích: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước ủy viên thường trực là: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ hai năm.
Câu 12. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?
A. Thành viên thứ 148.
B. Thành viên thứ 146.
C. Thành viên thứ 149.
D. Thành viên thứ 147.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Câu 13. Sự tham gia của Liên Xô trong ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã
A. làm cho xu thế hòa bình trở nên phổ biến sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc.
C. khẳng định vai trò tối cao của chủ nghĩa xã hội trong tổ chức Liên hợp quốc.
D. xoa dịu mâu thuẫn giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: B
Giải thích: Sự tham gia của Liên Xô trong ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc, đặc biệt là sự thao túng của Mĩ.
Câu 14. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quân đội của những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít tại nước Đức?
A. Anh, Pháp, Liên Xô, Mĩ.
B. Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.
C. Mĩ, Liên Xô, Canada, Pháp.
D. Mĩ, Pháp, Anh, Canada.
Đáp án: A
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quân đội Anh, Pháp, Liên Xô, Mĩ sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít tại nước Đức.
Câu 15. Sự hình thành nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949) là :
A. kết quả của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của người dân Đức.
B. sự thoả thuận của Anh, Mĩ, Liên Xô tại Hội nghị I-an-ta.
C. âm mưu của các nước Anh, Pháp, Mĩ nhằm xây dựng một tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.
D. hậu quả của những chính sách phản động mà chủ nghĩa phát xít đã thi hành ở đất nước này.
Đáp án: C
Giải thích: Sự hình thành nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949) là âm mưu của các nước Anh, Pháp, Mĩ nhằm chia cắt nước Đức, xây dựng một tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.
Câu 16: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. Là trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
C. Có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
D. Được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.
Đáp án: C
Giải thích: Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Câu 17: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), các nước tham gia giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương là
A. Anh và Pháp.
B. Mĩ và Liên Xô.
C. Trung Hoa Dân quốc và Anh.
D. Trung Hoa Dân quốc và Liên Xô.
Đáp án: C
Câu 18: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội nước nào tiến hành giải giáp phát xít Nhật vào phía Nam vĩ tuyến 16 ở Đông Dương?
A. Anh B. Pháp C. Liên Xô D. Mĩ
Đáp án: A
Giải thích: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội nước Anh sẽ tiến hành giải giáp phát xít Nhật vào phía Nam vĩ tuyến 16 ở Đông Dương.
Câu 19: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội nước nào tiến hành giải giáp phát xít Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Đông Dương?
A. Pháp.
B. Trung Hoa Dân quốc.
C. Anh.
D. Mĩ.
Đáp án: B
Giải thích: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc tiến hành giải giáp phát xít Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Đông Dương.
Câu 20: Trật tự thế giới mới được hình thành ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự hai cực Ianta.
B. trật tự thế giới đơn cực.
C. trật tự thế giới đa cực.
D. trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.
Đáp án: A
Giải thích: Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trật tự hai cực Ianta.
Câu 21: Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945 được tổ chức tại đâu?
A. Oa-sinh-tơn (Mĩ).
B. I-an-ta (Liên Xô).
C. Pôt-xđam (Đức).
D. Luân Đôn (Anh).
Đáp án: B
Giải thích: Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, một hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập tại I-an-ta (Liên Xô) nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
Câu 22: Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là
A. sử dụng bom nguyên từ để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. khắc phục hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D. phân chia lực lượng giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.
Đáp án: C
Giải thích: Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
Câu 23: Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp Quốc tại Hội nghị nào?
A. Hội nghị Ianta - Liên Xô (2 - 1945).
B. Hội nghị Xan Phranxixcô - Mĩ (4 - 6 - 1945).
C. Hội nghị Pốtxđam - Đức (7 - 8 -1945).
D. Hội nghị Têhêran - Iran (2 - 1943).
Đáp án: A
Giải thích: Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp quốc tại Hội nghị Ianta - Liên Xô (2 - 1945).
Câu 24: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của
A. Liên minh châu Âu
B. Hội nghị I-an-ta.
C. tổ chức ASEAN.
D. Liên hợp quốc.
Đáp án: D
Giải thích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc.
Câu 25: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Trung Quốc.
D. Liên Xô.
Đáp án: A
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Do đó Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
Câu 26: Hội nghị Pốtxđam (7 – 8/1945) được triệu tập ở đâu?
A. Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Đức.
D. Anh.
Đáp án: C
Giải thích: Hội nghị Pốtxđam (7 – 8/1945) được triệu tập ở Đức.
Câu 27: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), khu vực nào dưới đây thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ?
A. Nam Triều Tiên.
B. Đông Âu.
C. Đông Đức.
D. Bắc Triều Tiên.
Đáp án: A
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Nam Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
Câu 28: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), hai quốc gia nào ở châu Âu trở thành những nước trung lập?
A. Pháp và Áo.
B. Anh và Đức.
C. Áo và Phần Lan.
D. Bỉ và Đức.
Đáp án: C
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), ở châu Âu, Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Câu 29 :Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Trung Quốc cần trở thành một quốc gia
A. độc lập và tự do.
B. thống nhất và dân chủ.
C. tự trị và dân chủ.
D. độc lập và thống nhất.
Đáp án: B
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
Câu 30: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội những nước nào sẽ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên?
A. Anh và Pháp.
B. Trung Hoa Dân quốc và Anh.
C. Liên Xô và Mĩ.
D. Mĩ và Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: C
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân Liên Xô và Mĩ sẽ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên ở hai phía Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)(phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (phần 2)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều