Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3 có đáp án (sách mới)



Câu hỏi trắc nghiệm Sử 12 Bài 3 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (sách cũ)

Câu 27. Cuộc nội chiến từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc kết thúc với sự thắng lợi của

A. Đảng Cộng sản.

B. Đảng Quốc đại.

C. Quốc dân đảng.

D. Đồng minh Hội.

Đáp án: A

Giải thích: Từ năm 1946 đến năm, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Kết quả là Đảng Cộng sản giành thắng lợi, Quốc dân đảng chạy sang Đài Loan.

Câu 28. Cuộc nội chiến lần thứ tư (1946 - 1949) ở Trung Quốc kết thúc đã dẫn đến sự ra đời của nước

A. Trung Hoa Dân quốc.

B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Trung Hoa.

C. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc nội chiến lần thứ tư (1946 - 1949) ở Trung Quốc kết thúc đã dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949).

Câu 29. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất:

A. một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.

B. một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thành lập nên nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Câu 30. Nội dung nào phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế của sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949)?

A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.

B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa.

C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc.

D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đáp án: C

Giải thích: Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc dân tộc trên thế giới là ý nghĩa quốc tế của sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các phương án còn lại là ý nghĩa đối với Trung Quốc.

Câu 31. Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển.

B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa kém phát triển.

C. Kinh tế tương đối phát triển.

D. Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Đáp án: D

Giải thích: Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 32. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?

A. 1949 - 1953       B. 1953 - 1957

C. 1957- 1961       D. 1961 - 1965

Đáp án: B

Giải thích: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong giai đoạn 1953 – 1957.

Câu 33. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?

A. Sự giúp đỡ và viện trợ của Mĩ.

B. Sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.

C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

D. Sự giúp đỡ của các nước tư bản.

Đáp án: C

Giải thích: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) của nhân dân Trung Quốc hoàn thành thắng lợi nhờ vào nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô.

Câu 34. Trong mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Chống Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.

C. Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

D. Thi hành chính sách đối ngoại nhằm đẩy lùi các phong trào cách mạng thế giới.

Đáp án: C

Giải thích: Trong mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới

Câu 35. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới vào năm

A. 1978.

B. 1982.

C. 1987.

D. 1992.

Đáp án: A

Giải thích: Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới vào năm 1978.

Câu 36. Sự chia cắt của Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên phản ánh vấn đề gì trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự đối đầu Đông – Tây và Chiến tranh lạnh.

B. Chiến lược toàn cầu của Hoa Kì.

C. Sự phát triển mạnh của các lực lượng dân tộc ở các nước thuộc địa.

D. Sự cạnh tranh phạm vi ảnh hưởng giữa các nước tư bản.

Đáp án: A

Giải thích: Sự chia cắt của Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên phản ánh sự đối đầu Đông – Tây và cục diện Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 37. Nguyên nhân chính khiến Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản không thể hợp tác xây dựng chính phủ liên hiệp như quy định của Hội nghị Ianta (2-1945) là gì?

A. Do tác động của cuộc Chiến tranh lạnh.

B. Do sự đối lập ý thức hệ và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

D. Do sự can thiệp của Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chính khiến Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản không thể hợp tác xây dựng chính phủ liên hiệp như quy định của hội nghị Ianta (2-1945) là do sự đối lập ý thức hệ và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

Câu 38. Công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) và công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) có điểm gì tương đồng?

A. Chủ trương lấy cải cách chính trị làm trọng tâm.

B. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

C. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ theo con đường chủ nghĩa xã hội.

D. Diễn ra khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Đáp án: D

Giải thích: Công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) và công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đều diễn ra khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Các phương án còn lại là điểm khác biệt.

Câu 39. Đường lối cải cách – mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương

A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

D. lấy phát triển văn hoá làm trọng tâm.

Đáp án: B

Giải thích: Đường lối cải cách – mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Câu 40. Từ sau năm 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với những giai đoạn trước?

A. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.

B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân.

C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

D. Thực hiện đường lối cải cách và mở cửa.

Đáp án: B

Giải thích: Từ sau năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đường lối cải cách và mở cửa, đây là điểm khác biệt so với các giai đoạn trước.

Câu 41. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên (1948) là do hệ quả của

A. cuộc đối đầu Đông Tây

B. trật tự hai cực Ianta

C. Chiến tranh lạnh

D. xu thế toàn cầu hóa

Đáp án: B

Giải thích: Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là do hệ quả của trật tự hai cực Ianta.

Câu 42. Cuộc nội chiến (1950 - 1953) trên bán đảo Triều Tiên là "sản phẩm" của

A. mâu thuẫn về kinh tế giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

B. mâu thuẫn về chính trị giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

C. sự đụng độ trực tiếp về quyền lợi giữa Liên Xô, Trung Quốc và Mĩ.

D. sự đụng độ trực tiếp đầu tiên giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) là một cuộc chiến tranh khốc liệt giữa miền Bắc có Liên Xô chi viện và miền Nam có Mĩ giúp sức trong bối cảnh 2 cực Xô – Mĩ đang đối đầu gay gắt. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một sản phẩm của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe TBCN và XHCN.

Câu 43. Sự kiện nào đánh dấu hai miền Nam – Bắc Triều Tiên bước vào thời kì hòa bình và xây dựng đất nước?

A. Cuối năm 1948, Liên Xô rút khỏi miền Bắc Triều Tiên.

B. Giữa năm 1949, Mĩ rút khỏi miền Nam Triều Tiên.

C. Hiệp định đình chiến được kí kết tại Bàn Môn Điếm (1953).

D. Hiệp định hòa hợp giữa hai nhà nước (2000).

Đáp án: C

Giải thích: Hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên được kí kết tại Bàn Môn Điếm (1953) đã đánh dấu hai miền Nam – Bắc Triều Tiên bước vào thời kì hòa bình và xây dựng đất nước.

Câu 44. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) có điểm gì tương đồng với cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975)?

A. Đều chịu ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh.

B. Đều không bị chia cắt đất nước trong chiến tranh.

C. Sau chiến tranh, cả hai nước đều đã thống nhất.

D. Đều kết thúc với thắng lợi của Đảng Cộng sản.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) đều chịu ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 45. Sau năm 1949, nhiệm vụ của cách mạng Trung Quốc được xác định là

A. tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. tiến lên xây dựng chủ nghĩa tư bản.

D. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Sau năm 1949, nhiệm vụ của cách mạng Trung Quốc được xác định là tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 46. Sau thất bại trong cuộc nội chiến 1946 - 1949, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã chạy sang

A. Mĩ

B. Hồng Công

C. Đài Loan

D. Hải Nam

Đáp án: B

Giải thích: Sau thất bại trong cuộc nội chiến 1946 - 1949, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã chạy sang Đài Loan.

Câu 47. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian xuất hiện:

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

2. Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời.

3. Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

4. Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông.

A. 3, 2, 1, 4.

B. 4, 2, 3, 1.

C. 3, 2, 4, 1.

D. 3, 1, 2, 4.

Đáp án: A

Giải thích:

- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949.

- Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời năm 1948.

- Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản bắt đầu từ năm 1946 và kết thúc năm 1949.

- Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông năm 1997.

Câu 48. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1979 đến nay là

A. tiếp tục đường lối đóng cửa

B. duy trì mối quan hệ đồng minh với Mĩ.

C. mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới

D. chỉ mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1979 đến nay là mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 49. Một trong những mục tiêu cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là xây dựng Trung Quốc thành quốc gia

A. độc lập, tự chủ.

B. có trình độ dân trí cao.

C. tự do, bình đẳng, bác ái.

D. giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Đáp án: D

Giải thích: Một trong những mục tiêu cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là xây dựng Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Câu 50. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX trở đi, ở châu Á xuất hiện bốn con rồng kinh tế là:

A. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Malaixia

B. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Hồng Kông

C. Hàn Quốc, Triều Tiên, Xingapo, Malaixia

D. Trung Quốc, Đài Loan, Xingapo, Malaixia

Đáp án: B

Giải thích: Từ thập niên 60 của thế kỉ XX trở đi, ở châu Á xuất hiện bốn con rồng kinh tế là Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Hồng Kông.

Câu 51. Ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay, những nước có nền kinh tế đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới lần lượt là:

A. Nhật Bản và Trung Quốc.

B. Trung Quốc và Nhật Bản.

C. Trung Quốc và Hàn Quốc.

D. Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đáp án: B

Giải thích: Ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay, những nước có nền kinh tế đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới lần lượt là Trung Quốc và Nhật Bản.

Câu 52. Nguyên tắc nào không được xác định trong đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978)?

A. Thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị.

B. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

C. Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông.

D. Kiên trì chủ nghĩa xã hội và chuyên chính dân chủ nhân dân.

Đáp án: A

Giải thích: Thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị không được xác định trong đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc.

Câu 53. Từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, đường lối đối ngoại chung của Trung Quốc là gì?

A. Hợp tác với các nước ASEAN để cùng phát triển.

B. Bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.

C. Hòa bình, hữu nghị với các nước Đông Dương.

D. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.

Đáp án: D

Giải thích: Từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, đường lối đối ngoại chung của Trung Quốc là mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 54. Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào:

A. 1949

B. 1950

C. 1951

D. 1952

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1950.

Câu 55. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào thời gian nào?

A. Năm 1991.

B. Năm 1995.

C. Năm 1996.

D. Năm 1999.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Câu 56. Sự kiện lịch sử nào đã diễn ra ở Trung Quốc vào năm 2003?

A. Thử thành công bom nguyên tử.

B. Phóng thành công tàu "Thần Châu 5".

C. Thu hồi chủ quyền với Hồng Kông.

D. Thu hồi chủ quyền với Ma Cao.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 2003, Trung Quốc phóng thành công tàu "Thần Châu 5", đưa con người bay vào vũ trụ. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

Câu 57. 25/6/1950 diễn ra sự kiện gì ở hai miền Nam Bắc Triều Tiên:

A. Mĩ và Liên Xô rút khỏi Nam - Bắc Triều Tiên.

B. Mĩ tìm cách hất Liên Xô ra khỏi Bắc Triều Tiên.

C. Liên Xô tuyên bố không can thiệp vào nội bộ của Triều Tiên.

D. Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên Bùng nổ.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 25/6/1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên Bùng nổ.

Câu 58. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

A. duy trì cơ chế quản lí kinh tế tập trung.

B. kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

C. phải xây dựng nền kinh tế thị trường năng động.

D. phải thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với tình hình.

Đáp án: B

Giải thích: Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam là phải kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại của công cuộc đổi mới.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học