Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (sách cũ)

Câu 1. Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành

A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

B. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

D. trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 2. Dấu hiệu nào chứng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?

A. Sản lượng công nghiệp chiếm gần 40% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

B. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

C. Sản lượng nông nghiệp bằng hai lần Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật, Italia cộng lại.

D. Chiếm hơn 50% số lượng tàu bè đi lại trên mặt biển.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Biểu hiện bao trùm đó là kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Câu 3. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.

B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.

C. Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.

D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Chính sách mới của Tổng thống Rudơven được tiến hành năm 1932, tức là trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra. Chính sách này nhằm mục tiêu đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

Câu 4. Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp là

A. sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

C. kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

D. sản lượng nông nghiệp bằng hai lần Anh, Pháp, Nhật Bản, Tây Đức và Italia cộng lại.

Đáp án: D

Giải thích: Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp là sản lượng nông nghiệp bằng hai lần Anh, Pháp, Nhật Bản, Tây Đức và Italia cộng lại.

Câu 5. Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sai ?

A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới.

B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới.

C. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.

D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Đáp án: D

Giải thích: Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo là Liên Xô, không phải Mĩ.

Câu 6. Tên các vị tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

A. Truman, Aixenhao, Kennơđi, Giônxơn, Níchxơn.

B. Rudơven, Aixenhao, Kennơđi, Giônxơn, Níchxơn.

C. Truman, Rigân, Giônxơn, Níchxơn, Pho.

D. Truman, Aixenhao, Giônxơn, Níchxơn, Biđen.

Đáp án: A

Giải thích: Tên các vị tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là Truman, Aixenhao, Kennơđi, Giônxơn, Níchxơn.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng:

A. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.

B. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Á - Thái Bình Dương.

C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn cầu.

D. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu.

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới, xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn cầu.

Câu 8. Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.

C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.

D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với ba mục tiêu: Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội; đàn áp phong trào cách mạng thế giới; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

Câu 9. Mĩ đã làm gì để thực hiện Chiến lược toàn cầu trong những năm 1945 - 1973?

A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

C. Hợp tác kinh tế với các nước tư bản đồng minh.

D. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Đáp án: D

Giải thích: Để thực hiện Chiến lược toàn cầu trong những năm 1945 – 1973, Mĩ đã phát động cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Câu 10. Một trong những nguyên nhân khiến kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào trong sản xuất.

B. chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện phát triển kinh tế.

C. hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ tổ chức khu vực.

D. hợp tác có hiệu quả trong các tổ chức quân sự với đồng minh.

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những nguyên nhân khiến kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào trong sản xuất.

Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.

B. Hợp tác toàn diện với các nước đồng minh.

C. Các tập đoàn tư bản có sức cạnh tranh cao.

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Đáp án: B

Giải thích: Hợp tác toàn diện với các nước đồng minh không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 12. Đặc điểm nổi bật của kinh tế Mĩ trong thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.

B. lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

C. thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.

D. thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Mĩ trong thập niên 70 của thế kỉ XX là lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

Câu 13. Tổng thống nào của Mĩ đã phát động Chiến tranh lạnh?

A. Aixenhao       B. Truman

C. Kennơdi       D. Nichxơn

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1947, Tổng thống Truman đã phát động cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Câu 14. Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là

A. cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước đang đưa nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân.

B. phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại.

C. Liên Xô và Mỹ cần ổn định để củng cố vị thế của mình.

D. chủ nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Đông Âu.

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là Liên Xô và Mỹ cần ổn định để củng cố vị thế của mình.

Câu 15. Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là :

A. tiếp tục suy giảm so với thập niên 70.

B. đã được phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết.

C. dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.

D. đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều.

Đáp án: D

Giải thích: Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều.

Câu 16. Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ

A. phát triển nhanh chóng.

B. lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

C. trải qua một số đợt suy thoái ngắn.

D. phát triển “thần kì”.

Đáp án: C

Giải thích: Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ tuy có trải qua một số đợt suy thoái ngắn, nhưng vẫn đứng đầu thế giới.

Câu 17. Tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” của Mĩ trong thời kì hậu Chiến tranh lạnh dựa trên cơ sở nào?

A. Các nước đồng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự “đơn cực”.

B. Mĩ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật.

C. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn trên trường quốc tế.

D. Hầu hết các nước mong muốn dựa vào Mĩ để phát triển kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật vượt trội của Mĩ chính là cơ sở để Mĩ đưa ra tham vọng vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong thời kì hậu Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, Mĩ không thực hiện được tham vọng này do sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Liên bang Nga,…

Câu 18. Chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Mĩ do ai đề xướng?

A. R. Rigân       B. G. Bush

C. B. Clinton          D. Pho

Đáp án: C

Giải thích: Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, chính quyền Tổng thống B. Clinton thực hiện chiến lược "Cam kết và mở rộng" nhằm tăng cường ảnh hưởng của Mĩ đến tất cả các khu vực trên thế giới.

Câu 19. Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" là gì ?

A. Tự do tín ngưỡng.

B. Ủng hộ độc lập dân tộc.

C. Thúc đẩy dân chủ.

D. Chống chủ nghĩa khủng bố.

Đáp án: C

Giải thích: Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" là khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ”.

Câu 20. Cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở nước Mĩ cho thấy

A. nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương.

B. Chiến tranh lạnh chưa hoàn toàn chấm dứt.

C. ảnh hưởng tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.

D. sự suy yếu của lực lượng quân sự Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở nước Mĩ cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

Câu 21. Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện trung tâm kinh tế - tài chính nào?

A. Tây Âu.

B. Nhật Bản.

C. Liên Xô.

D. Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 22. Nguyên nhân cơ bản nhất khiến kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

B. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

D. thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

Câu 23.Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.

B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.

C. Kinh tế phát triển nhanh nhưng không ổn định.

D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là kinh tế phát triển nhanh nhưng không ổn định, phát triển thường xen kẽ với những đợt suy thoái, khủng hoảng.

Câu 24. Nội dung nào không phản ánh mục tiêu của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Phát động Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

Đáp án: A

Giải thích: Phát động Chiến tranh lạnh với Liên Xô không phải là mục tiêu mà là biện pháp Mĩ thực hiện khi triển khai chiến lược toàn cầu. Biện pháp này nhằm thực hiện mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

Câu 25. Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là

A. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

B. thắng lợi của cách mạng Cu - ba năm 1959.

C. thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I - ran năm 1979.

D. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

Đáp án: D

Giải thích: Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

Câu 26. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới trong thời gian nào?

A. Từ năm 1945 đến năm 1975.

B. Từ năm 1918 đến năm 1945.

C. Từ năm 1950 đến năm 1980.

D. Từ năm 1945 đến năm 1960.

Đáp án: D

Giải thích: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX.

Câu 27. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. sự quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

B. tài nguyên thiên nhiên phong phú, lãnh thổ rộng lớn.

C. áp dụng thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật.

D. tập trung sản xuất và tư bản cao.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật. Những thành tựu này đã giúp Mĩ nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh cao.

Câu 28. Từ thời điểm nào, kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã khiến cho kinh tế Mĩ rơi vào khủng hoảng. Cùng với sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu, Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới

Câu 29. Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Nhật Bản.

D. Đức.

Đáp án: A

Giải thích: Mĩ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học