Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6 có đáp án (sách mới)
Câu hỏi trắc nghiệm Sử 12 Bài 6 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6.
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
(Cánh diều) Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (sách cũ)
Câu 30. Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu khoa học – kĩ thuật mà Mĩ đạt được trong những năm 1945 – 1973?
A. Đi đầu thế giới trong chế tạo công cụ sản xuất mới.
B. Đi đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo vật liệu mới.
C. Đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
D. Đi đầu thế giới trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
Đáp án: D
Giải thích: Liên Xô là nước đi đầu thế giới trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, không phải Mĩ.
Câu 31. Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến kinh tế Mĩ bị suy giảm từ thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi?
A. Sự cạnh tranh Nhật Bản và các nước Tây Âu.
B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1973.
C. Chạy đua vũ trang với Liên Xô trong Chiến tranh lạnh.
D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
Đáp án: D
Giải thích: Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế Mĩ, nên không phải là nguyên nhân khiến kinh tế Mĩ suy giảm từ thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi.
Câu 32. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới, Mĩ đã triển khai chiến lược nào dưới đây?
A. Chiến lược toàn cầu.
B. Chiến lược công nghiệp hóa.
C. Chiến lược toàn cầu hóa.
D. Chiến lược đa phương hóa.
Đáp án: A
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Câu 33. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
A. Những năm đầu thế kỉ XX.
B. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
C. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918).
D. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).
Đáp án: B
Câu 34. Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7 - 1969)?
A .Mĩ B. Nhật C.Liên Xô D. Trung Quốc
Đáp án: A
Câu 35. Những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ là gì?
A. Tìm ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.
B. Thực hiện "Cuộc cách mạng xanh" trong nông nghiệp, trong giao thông thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ,...
C. Sản xuất được những vũ khí hiện đại.
D. Tất cả các vấn đề trên.
Đáp án: D
Câu 36. Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì?
A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
Đáp án: B
Câu 37.Điểm giống nhau trong chính sách đổi ngoại của các đời Tổng thống Mĩ là gì?
A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
B. "Chiến lược toàn cầu hoá”.
C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
D. "Chiến lược lấp chỗ trống".
Đáp án: B
Câu 38. Nội dung "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào?
A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đông minh của Mĩ.
C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
D. Tất cả các vấn đề trên.
Đáp án: C
Câu 39. "Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?
A. Chính sách xâm lược thuộc địa.
B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.
D. Thành lập các khối quân sự.
Đáp án: C
Câu 40. Đời tổng thống nào của Mĩ gắn liền với việc mở đâu "Chiến lược toàn cầu" phản cách mạng?
A. Tơ-ru-man B. Ken-nơ-đi
C. Ai-xen-hao D. Giôn-xơn
Đáp án: A
Câu 41. Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh nào không phải do Mĩ lập nên?
A. Khối NATO B. Khối VACSAVA
C. Khối SEATO D. Cả ba khối trên.
Đáp án: B
Câu 42. Khối quân sự NATO do Mĩ cầm đầu còn gọi là khối gì?
A. Khối phòng thủ Nam Đại Tây Dương.
B. Khối phòng thủ Bắc Đại Tây Dương.
C. Khối phòng thủ Đông Đại Tây Dương.
D. Khối phòng thủ Tây Nam Đại Tây Dương.
Đáp án: B
Câu 43. "Chính sách thực lực" và “Chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?
A. Triều Tiên B. Việt Nam
C. Cu-ba D. I-rắc
Đáp án: B
Câu 44. Mục tiêu nào của Mĩ trong chiến lược toàn cầu được áp dụng ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
B. Khống chế, chi phối các nước tư bản chủ nghĩa khác.
C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.
Đáp án: B
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện 3 mục tiêu: ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội; đàn áp phong trào cách mạng thế giới; khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh.
Câu 45. Tổng thống nào của Mĩ đã phát động cuộc Chiến tranh lạnh?
A. Aixenhao.
B. Truman.
C. Kennơđi.
D. Níchxơn.
Đáp án: B
Giải thích: Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947) đã chính thức mở đầu cuộc Chiến tranh lạnh.
Câu 46. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
B. Thực hiện chính sách hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới.
C. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
D. Chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh thế giới mới.
Đáp án: A
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Câu 47. Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ
A. việc cho các nước tư bản vay nặng lãi.
B. việc cho thuê các căn cứ quân sự ở nước ngoài.
C. chiến lợi phẩm sau khi đánh bại các nước phát xít.
D. buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.
Đáp án: D
Giải thích: Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.
Câu 48. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ có lợi thế gì về vũ khí so với các quốc gia khác?
A. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
B. Chế tạo ra được nhiều vũ khí.
C. Có nhiều tàu ngầm.
D. Nhiều hạm đội trên biển.
Đáp án: A
Giải thích: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vẫn nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Đây là vũ khí khiến nhiều quốc gia khác phải kiêng dè.
Câu 49. Năm 1972, Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô vì
A. muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.
B. muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
C. muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa.
D. muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
Đáp án: B
Giải thích: Năm 1972, Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô vì muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 50. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.
B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.
C. Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản.
D. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh gay gắt của Tây Âu và Nhật Bản.
Đáp án: D
Giải thích: Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Âu và Nhật Bản đang nhờ vào viện trợ của Mĩ để phục hồi kinh tế, do đó kinh tế Mĩ chưa chịu sự cạnh tranh gay gắt của Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 51. Đặc điểm nổi bật của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu về mọi mặt.
B. bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.
C. phát triển nhanh, nhưng thường xen kẽ với những cuộc suy thoái.
D. phát triển, sau đó lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng khó khắc phục.
Đáp án: C
Giải thích: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là phát triển nhanh, nhưng thường xen kẽ với những cuộc suy thoái.
Câu 52. Yếu tố quan trọng nhất làm thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI là
A. chủ nghĩa khủng bố.
B. chủ nghĩa li khai.
C. sự suy thoái về kinh tế
D. xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Đáp án: A
Giải thích: Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy chủ nghĩa khủng bố sẽ là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI.
Câu 53. Từ những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn vì
A. phong trào giải phóng dân tộc đã bị cô lập.
B. địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô bị suy giảm.
C. kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản đang vượt trước Mĩ và Liên Xô.
D. Mĩ đã chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang.
Đáp án: B
Giải thích: Từ những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn vì địa vị kinh tế, chính trị của hai cường quốc này đều bị suy giảm do tiến hành Chiến tranh lạnh, trong khi Nhật Bản và Tây Âu ngày càng vươn lên và cạnh tranh gay gắt.
Câu 54. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?
A. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng bá chủ thế giới.
B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Đáp án: A
Giải thích: Mặc dù có sự khác nhau về hình thức thực hiện nhưng chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống (từ năm 1945 đến năm 2000) đều tập trung thực hiện tham vọng bá chủ thế giới.
Câu 55. Liên minh quân sự nào dưới đây không có sự tham gia của Mĩ?
A. Khối NATO.
B. Khối VACSAVA.
C. Khối SEATO.
D. Khối CENTO.
Đáp án: B
Giải thích: Khối VACSAVA là liên minh quân sự - chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa thời kì Chiến tranh lạnh, do đó Mĩ không tham gia khối này.
Câu 56. Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ
B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.
C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế
D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Đáp án: A
Giải thích: Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ.
Câu 57. Từ sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
A. Tăng cường vai trò của các công ty độc quyền.
B. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C. Tranh thủ buôn bán vũ khí để thu lợi nhuận.
D. Khai thác một cách tối đa tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế.
Đáp án: B
Giải thích: Việc đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất là bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Câu 58. Nguyên nhân chính khiến kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái trong những năm 1973 - 1982 là do
A. tăng cường chạy đua vũ trang với Liên Xô.
B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1973.
C. khủng hoảng tiền tệ trong hệ thống chủ nghĩa tư bản.
D. chi phí nhiều cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân chính khiến kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái trong những năm 1973 - 1982 là do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1973.
Câu 59. Ngày 11 – 7 – 1995 đánh dấu sự kiện gì trong quan hệ đối ngoại của chính phủ Mĩ?
A. Xô – Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh
B. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc
D. Bình thường hóa quan hệ với Cuba
Đáp án: B
Giải thích: Ngày 11 – 7 – 1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Câu 60. Trong giai đoạn 1973 – 1982, kinh tế Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?
A. Phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới.
B. Lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài.
C. Phát triển xen lẫn với khủng hoảng.
D. Phát triển chậm chạp xen kẽ với các cuộc khủng hoảng.
Đáp án: B
Giải thích: Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài đến năm 1982.
Câu 61. Nội dung nào sau đây không nằm trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Tổng thống Mĩ B.Clin-tơn?
A. Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao.
B. Tăng cường phát triển khoa học - kĩ thuật quân sự, bảo đảm tính hiện đại về vũ trang.
C. Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mĩ.
D. Sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào nội bộ của nước khác.
Đáp án: B
Giải thích: Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của chính quyền Tổng thống Mĩ B.Clin-tơn bao gồm ba mục tiêu sau:
- Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Câu 62. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật Mĩ
A. nắm độc quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
B. chiếm 1/2 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
C. chiếm toàn bộ phát minh sáng chế trên thế giới.
D. chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
Đáp án: D
Giải thích: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
Câu 63. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ
A. chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
B. lâm vào cuộc khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
C. vẫn đứng đầu thế giới.
D. tụt xuống hàng thứ hai thế giới.
Đáp án: C
Giải thích: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới và có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì "chiến tranh lạnh" (phần 1)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều