Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 có đáp án (sách mới)
Câu hỏi trắc nghiệm Sử 12 Bài 1 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1.
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc
Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh (sách cũ)
Câu 31. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh.
B. Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Đáp án: A
Giải thích: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) bao gồm: Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật; thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc; thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 32. Tổ chức nào sau đây không thuộc Liên hợp quốc?
A. UNICEF.
B. WTO.
C. NATO.
D. UNESCO.
Đáp án: C
Giải thích: NATO là liên minh quân sự của Mĩ và các nước tư bản Tây Âu, không phải là tổ chức thuộc Liên hợp quốc.
Câu 33. Trụ sở của tổ chức Liên Hợp quốc được đặt ở đâu?
A. NewYork
B. Washington
C. California
D. Boston
Đáp án: A
Giải thích: Trụ sở của tổ chức Liên Hợp quốc được đặt ở New York (Mĩ).
Câu 34. Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc
A. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
D. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc là chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 35. Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.
B. tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước.
C. giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng.
D. chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Đáp án: D
Giải thích: Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 36. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực từ khi nào?
A. 24 – 11 – 1945
B. 24 -10 – 1945
C. 25 – 4 – 1945
D. 26 – 6 – 1945
Đáp án: B
Giải thích: Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 24 – 10 – 1945. Về sau ngày này được quy định là “Ngày Liên hợp quốc”.
Câu 37. Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an vào nhiệm kỳ nào?
A. 2008-2009.
B. 2007 – 2008
C. 2009 – 2010
D. 2006 – 2007
Đáp án: A
Giải thích: Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an vào nhiệm kỳ 2008 – 2009.
Câu 38. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:
A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình thế giới.
C. phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
D. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Đáp án: C
Giải thích: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận. Mỗi cường quốc đều cho mình có vai trò to lớn trong cuộc chiến tiêu diệt phát xít nên vấn đề phân chia phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh được đưa ra tranh luận nhiều nhất.
Câu 39. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ B. Liên Xô C. Pháp D. Anh
Đáp án: B
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
Câu 40. Theo nguyên tắc nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chắc chắn được thông qua khi
A. chỉ có ít nước bỏ phiếu chống phản đối.
B. không có nước nào bỏ phiếu chống phản đối.
C. không có nước nào bỏ phiếu phản đối.
D. phần lớn các nước bỏ phiếu thuận phản đối.
Đáp án: B
Giải thích: Một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được thông qua khi không có nước nào bỏ phiếu phản đối, cũng đồng nghĩa với việc nếu có một nước bỏ phiếu trống thì quyết định sẽ không được thông qua.
Câu 41. Một trong những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là
A. Mĩ và các nước Đồng minh phải ký cam kết không tấn công Liên Xô
B. khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905
C. phân chia vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô
D. Liên Xô được toàn quyền chiếm đóng nước Đức
Đáp án: B
Giải thích: Một trong những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905.
Câu 42. Nội dung nào không phản ánh đúng vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc?
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Giải quyết hậu quả chiến tranh thế giới để lại.
C. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
Đáp án: B
Giải thích: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, các vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Đồng minh là nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
Câu 43. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia dân tộc.
Đáp án: A
Giải thích: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay.
Câu 44. Hiến chương Liên hợp quốc quy định bộ máy của tổ chức này gồm bao nhiêu cơ quan chính?
A. Bốn cơ quan.
B. Năm cơ quan.
C. Sáu cơ quan.
D. Bảy cơ quan.
Đáp án: C
Giải thích: Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí.
Câu 45. Để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức. Hội nghị Ianta (2 – 1945) quyết định
A. Anh và Liên Xô tiêu diệt lực lượng phát xít Nhật ở Trung Quốc.
B. Liên Xô không được tham chiến ở châu Á.
C. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
D. Mĩ sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
Đáp án: C
Giải thích: Để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian, từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Hội nghị Ianta (2 – 1945) quyết định Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
Câu 46. Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Hoạt định chính sách phát triển văn hóa cho mỗi quốc gia.
C. Giải quyết các vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
Đáp án: B
Giải thích: Hoạt định chính sách phát triển văn hóa cho mỗi quốc gia là vai trò của chính phủ các quốc gia đó, không phải là vai trò của Liên hợp quốc.
Câu 47. Nội dung nào không phản ánh mục đích hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
C. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
D. Tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng và tự quyết.
Đáp án: B
Giải thích: Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
Câu 48. Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. 2 năm
B. 3 năm
C. 4 năm
D. 5 năm
Đáp án: A
Giải thích: Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là 2 năm.
Câu 49. Các quốc gia trên thế giới tổ chức hội nghị thành lập Liên hợp quốc khi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa diễn ra.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đáp án: C
Giải thích: Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của 50 nước để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ngày 15/8/1945. Như vậy, các quốc gia trên thế giới tổ chức hội nghị thành lập Liên hợp Quốc khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
Câu 50. Tổ chức có vai trò duy trì hòa bình thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là
A. Hội Quốc liên.
B. UNESCO.
C. Liên hợp quốc.
D. NATO.
Đáp án: C
Giải thích: Tổ chức có vai trò duy trì hòa bình thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là Liên hợp quốc.
Câu 51. Trật tự hai cực Ianta có điểm gì tương đồng so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn?
A. Làm bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Làm gia tăng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
C. Có sự phân chia giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. Được hình thành từ thỏa thuận của các cường quốc thắng trận.
Đáp án: D
Giải thích: Điểm tương đồng giữa trật tự hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn là đều được hình thành từ thỏa thuận của các cường quốc thắng trận sau các cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 52. Trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn?
A. Được hình thành sau chiến tranh thế giới.
B. Đem lại lợi ích cho các cường quốc thắng trận.
C. Hình thành thông qua thỏa thuận giữa các cường quốc thắng trận.
D. Có sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: D
Giải thích: Trật tự hai cực Ianta có sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, còn trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn thì không.
Câu 53. So với Hội Quốc Liên, Liên hợp quốc có điểm gì tiến bộ về vai trò và tổ chức?
A. Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa hai phe trong nội bộ tổ chức Liên hợp quốc.
B. Mang tính toàn diện, tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có thể tham gia.
C. Tác động đến sự sụp đổ Chiến tranh lạnh, hình thành xu thế thế giới mới.
D. Củng cố hơn vai trò của Liên Xô trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Đáp án: B
Giải thích: Nếu như Hội Quốc Liên là một tổ chức ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước tư bản thắng trận, không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới thì tổ chức Liên hợp quốc lại khác. Liên Hợp Quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội Quốc Liên (Hội Quốc Liên là tổ chức của các nước lớn, Liên Hợp Quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu,...). Trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 54. Đâu là điểm hạn chế từ những quyết định của Hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
D. Dẫn tới cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.
Đáp án: B
Giải thích: Trong những quyết định của Hội nghị Ianta, những nước thắng trận như có một vai trò chi phối trên “bàn cờ” quốc tế, phân phát phạm vi ảnh hưởng ở các nơi trên thế giới. Thậm chí, sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập nhưng vẫn bị kìm kẹp trong những cụm từ “thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây, đơn cử châu Á. Như vậy, trong Hội nghị Ianta chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, còn những nước thuộc địa vẫn phải tiếp tục đấu tranh đòi các quyền dân tộc cơ bản.
Câu 55. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
Đáp án: D
Giải thích: Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia là mục đích của tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 56. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Anh.
B. Mĩ.
C. Liên Xô.
D. Pháp.
Đáp án: D
Giải thích: Theo thỏa thuận Hội nghị Ianta, các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á) thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam là thuộc địa của Pháp, do đó Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Pháp.
Câu 57. Theo quyết định của hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào?
A. Đông Đức.
B. Bắc Triều Tiên.
C. Đông Âu.
D. Nam Á.
Đáp án: D
Giải thích: Theo quyết định của hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, Đông Âu và Bắc Triều Tiên, còn Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Câu 58. Trong Hiến chương Liên hợp quốc, việc phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở nào?
A. Tôn trọng tôn chỉ, tư tưởng của mỗi dân tộc.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia.
C. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Tôn trọng chế độ, tư tưởng, văn hóa đa dạng của các dân tộc.
Đáp án: C
Giải thích: Trong Hiến chương Liên hợp quốc, việc phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 59. Liên hợp Quốc hoạt động theo nguyên tắc chủ yếu nhằm mục đích
A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
C. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
D. mục đích của Hiến chương đã nêu rõ.
Đáp án: A
Giải thích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc. Do đó, việc hoạt động theo nguyên tắc của Liên hợp quốc chủ yếu nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)(phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (phần 1)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều