Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 có đáp án (mức độ vận dụng)



Với 20 câu trắc nghiệm Địa 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên có đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 có đáp án (mức độ vận dụng)

Câu 16. Tại sao Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của nước ta?

A. là cửa ngõ cho duyên hải Nam Trung Bộ mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia.

B. vị trí nằm tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.

C. ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.

D. đây là vùng duy ở nước ta không giáp biển.

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do vừa tiếp giáp với Lào và vừa tiếp giáp Campuchia (ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum).

Câu 17. Vì sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta hiện nay?

A. Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

B. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

C. Khí hậu thuận lợi, nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú.

D. Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy sản phẩm cây công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ có diện ích đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn nên có thể hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên.

Câu 18. Tại sao ngành chế biến lương thực lại không phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên?

A. Không có thị trường tiêu thụ.

B. Không có lực lượng lao động.

C. Không sẵn nguồn nguyên liệu.

D. Giao thông vận tải kém phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Ở Tây Nguyên do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực nên không có sẵn nguồn nguyên liệu cho ngành ngành chế biến lương thực. Vùng Tây Nguyên chỉ phát triển mạnh các cây công nghiệp (cà phê, cao sư, tiêu, điều, chè,...).

Câu 19. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là

A. ngăn chặn nạn phá rừng

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Đáp án: B

Vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Các ý A, C, D là vấn đề đặt ra đối với việc khai thác và bảo vệ rừng ⇒ Loại đáp án A, C, D.

Câu 20. Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do

A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn

B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.

C. lượng mưa dồi dào.

D. nền địa chất ổn định.

Đáp án: A

Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau + nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào với tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn mang lại nguồn thủy năng dồi dào.

Câu 21. Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ

A. Vùng núi, trung du phía Bắc

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Đáp án: A

Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..) người dân di cư vào Tây Nguyên để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.

Câu 22. Người nhập cư đến vùng Tây Nguyên nhằm mục đích nào?

A. Khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.

B. Tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp.

C. Mang tri thức, khoa học – kĩ thuật đến vùng đất này.

D. Chia rẽ và cướp đất của các dân tộc thiểu số ở vùng đất này.

Đáp án: B

Giải thích: Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

- Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.

Nên người dân di cư vào Tây Nguyển để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.

Câu 23. Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là

A. phát triển mạnh mô hình trang trại trồng cà phê.

B. kết hợp với công nghiệp chế biến

C. đa dạng hóa cây cà phê

D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Đáp án: B

Ở nước ta, cây cà phê được sản xuất với mục đích chủ yếu là cung cấp mặt hàng cho xuất khẩu. Điều này khiến cho ngành sản xuất cà phê phụ thuộc vào thị trường nông sản và dễ biến động. Biện pháp lâu dài để phát triển ổn định cây cà phê là kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho thị trường cà phê trong nước, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 24. Các vườn quốc gia nào sau đây thuộc về Tây Nguyên?

A. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Bạch Mã.

B. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Nam Cát Tiên.

C. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Vũ Quang.

D. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây.

Đáp án: D

Giải thích: Các vườn quốc gia thuộc vùng Tây Nguyên là: Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây.

Câu 25. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là

A. ngăn chặn nạn phá rừng.

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Đáp án: B

Giải thích: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Câu 26. Tây Nguyên có phần tương tự Trung du và miền núi Bắc Bộ về thế mạnh nổi bật để phát triển

A. luyện kim đen.

B. hoá chất.

C. thuỷ điện.

D. vật liệu xây dựng.

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên có phần tương tự Trung du và miền núi Bắc Bộ về thế mạnh nổi bật để phát triển thuỷ điện. Tiềm năng và trữ năng thủy điện ở Tây Nguyên chỉ đứng sau vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 27. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên?

A. đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô.

B. sử dụng cho mục đích du lịch.

C. phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

D. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Xây dựng các hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên không chỉ đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô mà còn sử dụng cho mục đích du lịch và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 28. Công trình thuỷ điện nào sau đây nằm trên hệ thống sông Đồng Nai?

A. Yaly.

B. Đại Ninh.

C. Đrây H'ling.

D. Plây Krông.

Đáp án: B

Giải thích: Các công trình thuỷ điện và thủy lợi nằm trên hệ thống sông Đồng Nai là: Trên dòng chính sông Đồng Nai: Thủy điện Trị An, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 và 6A; trên sông Bé có Thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn; trên sông Sài Gòn: Hồ Dầu Tiếng; Thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim, 160 MW; Thủy điện Đại Ninh công suất thiết kế 300 MW.

Câu 29. Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

A. Cùng có nhiều đất đỏ badan.

B. Cùng có nhiều đất feralit trên đá vôi.

C. Sông suối có nhiều tiềm năng thuỷ điện.

D. Cùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên là sông suối có nhiều tiềm năng thuỷ điện.

Câu 30. So với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có số lượng đàn bò nhiều hơn đàn trâu là do

A. khí hậu khô nóng.

B. có nhiều đồng cỏ tự nhiên.

C. người dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi.

D. cơ sở thức ăn được đảm bảo.

Đáp án: A

Giải thích: Do đặc điể thích nghi của bò thích nghi với khí hậu ấm hơn trâu nên So với TDMNBB, Tây Nguyên có số lượng đàn bò nhiều hơn đàn trâu.

Câu 31. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. Tìm thị trường sản xuất ổn định.

B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

C. Quy hoạch lại vùng chuyên canh.

D. Đẩy mạnh khâu chế biến sản xuất.

Đáp án: A

Gợi ý: Liên hệ kiến thức những rủi ro của nền sản xuất hàng hóa.

Giải thích: Sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường thiêu thụ sản phẩm nên giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là tìm thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Câu 32. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2005

(Đơn vị: Nghìn ha)

Các loại cây Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 91,0 634,3
Cà phê 497,4 3,3 445,4
Chè 122,5 80,8 27,0
Cao su 482,7 - 109,4
Các cây khác 531,0 7,7 52,5

Nhận định nào dưới đây là không đúng với bảng số liệu trên?

A. Diện tích cây cà phê của đứng thứ 2 trong các cây công nghiệp lâu năm.

B. Diện tích chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn Tây Nguyên.

C. Diện tích cà phê của Tây Nguyên lớn nhất cả nước.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ không trồng được cây cà phê và cao su.

Đáp án: D

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu, ta thấy:

- Diện tích các cây công nghiệp khác lớn nhất (531 nghìn ha), tiếp đến là cây cà phê (497,7 nghìn ha), cao su (482,7 nghìn ha) và cuối cùng là cây chè (122,5 nghìn ha).

- Diện tích cây cà phê lớn nhất ở vùng Tây Nguyên (445,5 nghìn ha – 89,5% diện tích cà phê cả nước). Ngoài ra, Tây Nguyên còn có cây cao su (109,4 nghìn ha) và cây chè.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ trồng được cây chè, có diện tích lớn hơn Tây Nguyên (80,8 nghìn ha so với 27,0 nghìn ha) và cây cà phê (3,3 nghìn ha). Cây cao su chưa được trồng ở vùng này do những điều kiện sinh thái không hợp với cây cao su.

Câu 33. Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

B. việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.

C. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

D. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.

Đáp án: C

Công nghiệp chế biến có mối quan hệ chặt chẽ với nguồn nguyên liệu. Nền nông nghiệp hàng hóa phát triển đã và đang tạo ra nguồn nguyên liệu rất lớn ⇒ Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản trong nước tránh rủi ro và nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận.

Câu 34. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2005

(Đơn vị: nghìn ha)

Các loại cây Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 91,0 634,3
Cà phê 497,4 3,3 445,4
Chè 122,5 80,8 27,0
Cao su 482,7 - 109,4
Các cây khác 531,0 7,7 52,5

Để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền

B. Tròn

C. Cột ghép

D. Cột chồng

Đáp án: B

Xác định từ khóa: yêu cầu thể hiện “quy mô và cơ cấu”. Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ tròn ⇒ Để thể hiện hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn.

Câu 35. Để tránh rủi ro và nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận thì vùng Tây Nguyên đã và sẽ phát triển nông nghiệp theo xu hướng nào?

A. Phát triển mạnh mô hình trang trại.

B. Liên doanh với nước ngoài.

C. Nông nghiệp gắn liền công nghiệp chế biến.

D. Hạn chế các thị trường khó tính.

Đáp án: C

Giải thích: Hiện nay, Tây Nguyên đang phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh gắn liên với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận. Đồng thời, có khả năng cạnh tranh với nhiều thị trường khó tính về chất lượng như Nhật, EU, Bắc Mĩ,… và mở rộng thêm thị trường để tránh các rủi ro trong nông nghiệp.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Các loạt bài lớp 12 khác