75 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 có đáp án (sách mới)



Với 75 câu hỏi trắc nghiệm Địa 12 Bài 22 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22.

75 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 có đáp án (sách mới)




Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp (sách cũ)

Câu 16. Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là

A. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.

B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.

C. Do đất đai ở đây sớm bạc màu.

D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.

Đáp án: A

Giải thích: ĐBSH có mức độ tập trung dân số đông nhất cả nước nên nhu cầu về lương thực cũng như đất ở, đất chuyên dụng lớn. Trong khí đó, khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế nên cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.

Câu 17. Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn hiện nay là

A. giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.

B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo

C. công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức

D. giá thành sản phẩm còn cao

Đáp án: C

Giải thích: Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là hàng tươi sống và khó bản quản (thịt, trứng, sữa). Đòi hỏi yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nghiêm ngặt. Đây là khó khăn lớn nhất của nước ta khi xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang thị trường nước ngoài.

Câu 18. Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là

A. Cơ sở thức ăn đảm bảo tốt.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm.

C. Nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao.

D. Dịch vụ thú ý phát triển

Đáp án: A

Giải thích: Ngành chăn nuôi nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào cơ sở thức ăn => Vì vậy để thúc đẩy chăn nuôi phát triển thì điều kiện quan trọng nhất đảm bảo tốt cơ sở thức ăn.

Câu 19. Đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì

A. Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.

B. Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.

C. Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Nguồn thức ăn chủ yếu của đàn lợn là các phụ phẩm của ngành trồng trọt (ngô, lúa, rau màu). ĐBSH và ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm lương thực của nước ta. Vì vậy đàn lớn phân bố chủ yếu ở 2 vùng này.

Câu 20. Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt

B. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng

C. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển

D. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước

Đáp án: B

Giải thích: Gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu ở nước ta => Thị trường tiêu thụ lớn sẽ có tác động thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

Câu 21. Hạn chế chủ yếu của sản phẩm xuất khẩu ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

A. Chưa đảm bảo quy chuẩn quốc tế.

B. Giá thành sản phẩm chăn nuôi còn cao.

C. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.

D. Chủ yếu là sản phẩm từ gia súc lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Do sự hạn chế về công nghiệp chế biến, bảo quản các sản phẩm sau chế biến, thu hoạch nên chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế chưa đảm bảo các quy chuyển quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu chưa đảm bảo các quy chuẩn quốc tế là hạn chế cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay.

Câu 22. Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp là do

A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm, trồng và chế biến giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

B. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm, giá trị sản xuất và thời gian thu hoạch cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu thu ngoại tệ, trồng và chế biến thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm, có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, ô nhiễm môi trường, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: C

Giải thích: Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp vì:

- Cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên lệu cho công nghiệp chế biến, đem lại nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều).

- Cây công nghiệp lâu năm là thế mạnh lớn và nổi trội nhất ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta (với diện tích đồi núi lớn, đất feralit và đất badan phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới thuận lợi). Trong tổng 2,5 triệu ha cây công nghiệp thì có hơn 1,6 triệu ha cây công nghiệp lâu năm (>65%).

- Các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, dừa…mang lại giá trị xuất khẩu lớn, có vị thứ hàng đầu trên thế giới (hồ tiêu, điều, cà phê). Trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân.

Câu 23. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm

B. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.

Đáp án: D

Mục đích chủ yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tạo ra nhiều sản phâm, thu nhiều lợi nhuận. So với cây công nghiệp hằng năm, nhóm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta cung cấp nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu lớn (chè, cà phê, cao su, hồ tiệu, điều) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn => Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm cao hơn và đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu cây công nghiệp.

Câu 24. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là

A. phát triển thêm các đồng cỏ

B. đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi

C. đảm bảo chất lượng con giống

D. phát triển dịch vụ thú y

Đáp án: B

Vấn đề cần chú ý đầu tiên trong việc phát triển đàn gia súc ở nước ta hiện nay là đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi. Vì đặc trưng của chăn nuôi ở nước ta là phụ thuộc nhiều vào cơ sở thức ăn.

Câu 25. Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

A. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

B. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

C. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

D. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

Đáp án: A

Gợi ý: Liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi ở nước ta.

Giải thích: Cả 4 nhận định đều là những nguyên nhân để ngành chắn nuôi phát triển nhưng nhân tố quyết định nhất tới ngành chăn nuôi là nguồn thức ăn cho động vật. Nguồn thức ăn ngày càng được đảm bảo, từ nguồn thức ăn tự nhiên đến thức ăn công nghiệp.

Câu 26. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là

A. Hiệu quả kinh tế thấp.

B. Đồng cỏ hẹp.

C. Nhu cầu về sức kéo giảm.

D. Không thích hợp với khí hậu.

Đáp án: C

Giải thích: Chăn nuôi trâu phân bố chủ yếu ở TDMNBB và BTB nhằm đáp ứng nhu cầu về sức kéo. Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp được tăng cường cơ giới hóa nên nhu cầu về sức kéo giảm.

Câu 27. Tại sao ở nước ta, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

A. Cơ sở thức ăn chưa được đảm bảo.

B. Người dân chưa có kinh nghiệm.

C. Đông dân, nhu cầu lương thực cao.

D. Dịch vụ giống, thú ý chưa tiến bộ.

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt. Ở nước ta lương thực sản xuất ra chủ yếu dành cho con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi. Hiện nay, an ninh lương thực được đảm bảo nên ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.

Câu 28. Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NƯỚC NĂM 2000 – 2015

Năm Tổng diện tích (nghìn ha) Tổng sản lượng (nghìn tấn)
2000 7666,3 32529,5
2005 7329,2 35832,9
2010 7489,4 40005,6
2013 7902,5 44039,1
2015 7830,6 45105,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015?

A. Cột

B. Đường

C. Miền

D. Tròn

Đáp án: B

Giải thích: Xác định từ khóa:

- Thể hiện “tốc độ tăng trưởng”.

- Trong nhiều năm (5 năm).

=> Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong nhiều năm là biểu đồ đường (đường biểu diễn).

Câu 29. Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với

A. Bảo vệ và phát triển rừng

B. Vấn đề thuỷ lợi

C. Sản xuất lương thực và thực phẩm

D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư

Đáp án: A

Giải thích: Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp ở vùng núi đồng nghĩa với hoạt động khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng. Do đó cần phải chú ý đến việc bảo vệ và phát triển rừng.

Câu 30. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải

A. Hoàn thiện công nghệ chế biến

B. Có chính sách phát triển cây công nghiệp

C. Mở rộng thị trường tiêu thụ.

D. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện nay nước ta chủ yếu xuất khẩu thô các sản phẩm nông sản, chất lượng sản phẩm còn thấp. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản cần đầu tư công nghệ chế biến nông sản (phơi, sấy, bảo quản, chế biến,…) hiện đại hơn nhằm giữ được chất lượng, dinh dưỡng của sản phẩm, tăng thời gian sử dụng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học