Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 (có đáp án): Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiếp theo)



Với 15 câu trắc nghiệm Địa 12 Bài 2 : Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiếp theo) có đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 (có đáp án): Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiếp theo)

Câu 26. Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương là nước

A. Lào

B. Campuchia

C. Việt Nam

D. Mi-an-ma

Đáp án: C

Giải thích: SGK/14, địa lí 12 cơ bản.

Câu 27. Nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: C

Giải thích: SGK/13, địa lí 12 cơ bản.

Câu 28. Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với nước nào?

A. Lào

B. Thái Lan

C. Trung Quốc

D. Campuchia

Đáp án: B

Giải thích: SGK/14, địa lí 12 cơ bản.

Câu 29. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta không phải là

A. có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, châu Á

B. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới

C. chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước

D. xảy ra các vấn đề tranh chấp biển Đông, ranh giới trên đất liền với Trung Quốc

Đáp án: D

Giải thích: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.

Câu 30. Nhờ có biển Đông mà nước ta có

A. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi

B. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh

C. Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo độ cao

D. Khí hậu khô, nóng với các nước ở Tây Á, châu Phi

Đáp án: A

Giải thích: SGK/16-17, địa lí 12 cơ bản.

Câu 31. Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản là do

A. tiếp giáp với đường hàng hải, hàng không quốc tế

B. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương

C. nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương

D. nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều động thực vật

Đáp án: B

Giải thích: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.

Câu 32. Nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế là do

A. gần đường hàng hải, hàng không quốc tế và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

B. gần đường di lưu, di cư của các luồng sinh vật và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

C. gần các vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

D. tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là khoáng sản và thủy sản ở biển Đông

Đáp án: A

Giải thích: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.

Câu 33. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không phải do

A. Nằm trong vùng có khí hậu điển hình châu Á

B. Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc

C. Có vùng biển Đông kín, nóng, ẩm

D. Có lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến Bắc – Nam

Đáp án: D

Câu 34.

Đáp án: D

Giải thích: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do nước ta có vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực có gió mùa điển hình của châu Á và nước ta có đường bờ biển kéo dài, vùng biển Đông rộng lớn khoảng 1 triệu km2 dự trữ nguồn nhiệt, ẩm lớn.

Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu Cầu Treo nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Quảng Ninh

B. Điện Biên

C. Lặng Sơn

D. Hà Tĩnh

Đáp án: D

Giải thích: Quảng Ninh và Lạng Sơn là hai tỉnh không giáp Lào mà giáp Trung Quốc nên loại đầu tiên. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) ta thấy tỉnh Điện Biên có cửa khẩu Tây Trang và Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo.

Câu 36. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào của nước ta giáp biển?

A. Quảng Ninh

B. Hà Giang

C. Điện Biên

D. Sơn La

Đáp án: A

Giải thích: Dựa Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, ta thấy các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Điện Biên và Sơn La đều là các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các tỉnh thuộc vùng này chỉ có duy nhất tỉnh Quảng Ninh giáp biển.

Câu 37. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?

A. Móng Cái.

B. Lệ Thanh.

C. Mường Khương.

D. Cầu Treo.

Đáp án: D

Giải thích: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 23, xác định được:

- Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.

- Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.

- Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.

Câu 38. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển?

A. Quảng Ninh

B. Hà Nam

C. Ninh Bình

D. Ninh Thuận

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào Bản đồ Hành chính (Atlat Địa lí trang 4-5):

- Các tỉnh giáp biển là: Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Thuận.

- Tỉnh không giáp biển là Hà Nam.

Câu 39. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta được thể hiện thông qua nhận định nào dưới đây?

A. có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới

B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

D. Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Xác định từ khóa câu hỏi là: “ý nghĩa kinh tế”.

- Áp dụng phương pháp loại trừ như sau:

+ Đáp án A: nhạy cảm với biến động chính trị → ý nghĩa chính trị → Sai.

+ Đáp án B: mở cửa, hội nhập, thu hút vốn → phát triển kinh tế → Đúng.

+ Đáp án C: chung sống hòa bình, hữu nghị → ý nghĩa xã hội → Sai.

+ Đáp án D: nét tương đồng về văn hóa → ý nghĩa văn hóa → Sai.

Câu 40. Do nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, nên Việt Nam có nhiều

A. Tài nguyên sinh vật quý giá.

B. Tài nguyên khoáng sản

C. Bão và lũ lụt.

D. Vùng tự nhiên khác nhau trên lãnh thổ

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng– Thái Bình Dương ⇒ Vị trí này đã mang lại nguồn khoáng sản dồi dào cho nước ta.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học