Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (mức độ vận dụng)



Với 27 câu trắc nghiệm Địa 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (mức độ vận dụng)

Câu 14. Căn cứ Atlat địa lí trang 9, cho biết tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyện hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ Atlat địa lí trang 9, ta thấy tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào tháng 9 ở vùng Bắc Trung Bộ (từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng).

Câu 15. Căn cứ vào Atlat trang 9, khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta là

A. Thanh Hóa.

B. Hà Tĩnh.

C. Thừa Thiên Huế.

D. Bình Thuận.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat trang 9, khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta là Móng Cái, Thừa Thiên Huế, Kom Tum,…

Câu 16. Vùng nào dưới đây của nước ta có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất?

A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.

B. Cực Nam Trung Bộ.

C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là Cực Nam Trung Bộ, đặc biệt là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Khô hạn kéo dài 5-6 tháng khiến vùng này có hiện tượng hoang mạc hóa diễn ra mạnh mẽ với những bãi cát kéo dài 20km.

Câu 17. Lũ quét thường xảy ra ở miền núi không phải do

A. Địa hình bị chia cắt mạnh

B. mất lớp phủ thực vật

C. Địa hình có độ dốc lớn

D. sử dụng đất không hợp lí

Đáp án: D

Giải thích: Lũ quét thường xảy ra ở miền núi là do địa hình miền núi bị cắt xẻ mạnh, địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật nên bề mặt đất dễ bóc mòn khi mưa lớn xảy ra.

Câu 18. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân chủ yếu là do

A. mưa lớn, triều cường

B. mưa tập trung vào một mùa

C. đồng bằng thấp trũng

D. không có đê ngăn lũ

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân chủ yếu là do vùng này không có đê ngăn lũ như vùng Đồng bằng sông Hồng nên mỗi khi có lũ thì ngập lụt diễn ra trong diện rộng.

Câu 19. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là

A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.

B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.

C. Có lượng mưa lớn nhất nước.

D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là có hệ thống đê sông và đê biển bao bọc nên khi nước dồn từ thượng lưu, trung lưu về thì khó thoát nước nên thường gây ngập úng nghiêm trọng.

Câu 20. Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là

A. mưa lũ lớn và hệ thống đê bao bọc

B. triều cường.

C. nước biển dâng

D. lũ nguồn.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là diện mưa bão rộng, lũ tập trung trên các hệ thống sông lớn + địa hình thấp, hệ thống đê bao bọc

- Triều cường, nước biển dâng là nguyên nhân ngập lụt ở ĐBSCL. Còn lũ nguồn chỉ xảy ra ở vùng đồi núi → nguyên nhân ngập lụt ở ĐBSH không phải lo lũ nguồn ⇒ Loại 3 đáp án B, C, D.

Câu 21. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì

A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.

B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.

C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.

D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long do vùng Đồng bằng Duyên hải miền Trung có mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn, hầu như chỉ có các con sông nhỏ đổ ra biển.

Câu 22. Biện pháp nào dưới đây tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân?

A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.

B. Xây dựng các hồ chứa nước.

C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.

D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.

Đáp án: A

Giải thích: Lũ quét xảy ra nghiêm trọng nhất ở vùng miền núi, nơi có địa hình dốc + đất dai dễ thoái hóa ⇒ Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn sẽ hạn chế được lũ quét, sạt lở đất diễn ra ở vùng núi, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.

Câu 23. Dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam và hoạt động của bão là nguyên nhân làm cho

A. mùa mưa nước ta nhanh dần từ Bắc vào Nam.

B. mùa khô nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

C. mùa mưa nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

D. mùa khô nước ta nhanh dần từ Bắc vào Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới quét qua → gây mưa cho cả nước.

- Do hoat động của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam kết hợp với mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam

⇒ mùa mưa nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 24. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển thì biện pháp phòng chống tốt nhất là

A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.

B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.

C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.

D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng đồng bằng ven biển là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão với cường độ gió lớn, sóng biển đánh vào bờ mạnh ⇒ gây sạt lở bờ biển, phá hủy cuốn trôi nhà cửa vùng ven biển.

⇒ Biện pháp phòng tránh tốt nhất là củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.

Câu 25. Ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong vụ nào dưới đây?

A. đông xuân.

B. hè thu.

C. mùa.

D. xuân hè.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng và sông CL có ngập lụt xảy ra chủ yếu vào mùa hạ ⇒ Gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở đồng bằng sông Hồng và đb sông Cửu Long.

Câu 26. Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

A. mùa khô miền Bắc có mưa phùn.

B. có nguồn nước ngầm phong phú.

C. miền Bắc ở xa xích đạo.

D. nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.

Đáp án: A

Giải thích: Mùa khô ở miền Nam chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tín phong nên tính chất khô hạn càng sâu sắc còn mùa khô ở miền Nam chính là mùa Đông ở miền Bắc. Thời kì mùa Đông ở miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (nửa đầu mùa có tính chất lạnh, khô nhưng cuối mùa có tính chất lạnh, ẩm) nên vẫn có những ngày mưa phùn. Chính vì vậy, lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam.

Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu làm cho mùa mưa nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là

A. hình dạng lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo chiều bắc - nam

B. gió mùa đông bắc suy dần khi di chuyển xuống phía nam.

C. dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam và hoạt động của bão.

D. nước ta tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.

Đáp án: C

Giải thích: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới quét qua gây mưa cho cả nước. Do hoat động của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam kết hợp với mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam nên mùa mưa nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 28. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường là nguyên nhân gây ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Lũ lụt và thủy triều.

B. Mùa khô – mưa sâu sắc.

C. Xâm nhập mặn phức tập.

D. Ngập úng trên diện rộng.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên có triều cường, làm cho nước biển dâng cao + kết hợp mùa mưa tập trung với lượng nước lớn ⇒ Gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng.

Câu 29. Nguyên nhân gây ngập úng trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long là do

A. Bề mặt thấp và mực thủy triều cao.

B. Chưa xây dựng công trình ngăn mặn chống ngập úng.

C. Mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường.

D. Xung quanh không có đê bao bọc nên ngập úng mạnh.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên có triều cường, làm cho nước biển dâng cao kết hợp mùa mưa tập trung với lượng nước lớn đã gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng.

Câu 30. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường đô thị là do

A. hoạt động du lịch.

B. hoạt động giao thông vận tải.

C. hoạt động công nghiệp.

D. hoạt động tiểu thủ công nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường đô thị là do các hoạt động công nghiệp, xây dựng đã thải ra môi trường nhiều chất bẩn, khói bụi, nước bẩn chưa qua xử lí,…

Câu 31. Ngày nay, chúng ta dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão là nhờ vào

A. công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

B. hội nhập toàn cầu.

C. các thiết bị vệ tinh khí tượng.

D. nâng cao dân trí.

Đáp án: C

Giải thích: Các thiết bị vệ tinh khí tượng hiện nay đã giúp chúng ta dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Chính vì vậy, chúng ta dễ dàng đưa ra những giải pháp, phương hướng để phòng – tránh bão giảm thiệt hại tối thiểu về người và tài sản.

Câu 32. Nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất, cần thực hiện các biện pháp trực tiếp nào sau đây?

A. Các biện pháp thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc.

B. Trồng rừng, làm nhà sàn, sản xuất nương rẫy.

C. Các kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc, xoá đói giảm nghèo.

D. Làm nhà sàn, ruộng bậc thang, xoá đói giảm nghèo.

Đáp án: A

Giải thích: Để nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất, cần thực hiện các biện pháp trực tiếp, đó là các biện pháp thuỷ lợi, trồng rừng kết hợp với các giải pháp kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc như ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, canh tác theo bang,…

Câu 33. Thiên tai nào sau đây không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta?

A. Động đất.

B. Ngập lụt.

C. Lũ quét.

D. Hạn hán.

Đáp án: A

Giải thích:

- Ngập lụt, lũ quét là do mưa lớn + đặc điểm địa hình gây nên.

- Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm cạn kiệt dòng chảy sông suối,…

⇒ Đây là những hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ⇒ Loại đáp án B, C, D.

- Động đất không phải là thiên tai sinh ra do hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Vì động đất sinh ra do quá trình nội lực xảy ra bên trong Trái Đất với sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

Câu 34. Vì sao cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta hiện nay?

A. Thiên tai, bão lũ, hạn hán thưởng xuyên xảy ra.

B. Đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững lâu dài.

C. Dân số tăng nhanh, đời sống xã hội nâng cao.

D. Khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác quá mức với nhiều nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững lâu dài thì cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta hiện nay.

Câu 35. Tại sao khi tiến hành tiêu nước chống ngập úng ở đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều?

A. nước mưa lớn trên nguồn dồn về nhanh, nhiều.

B. mặt đất thấp, xung quanh có đê.

C. mưa lớn kết hợp với triều cường.

D. mật độ dân cư và nhà cửa cao.

Đáp án: C

Giải thích: Khi tiến hành tiêu nước chống ngập úng ở đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều nguyên nhân là do mưa lớn kết hợp với triều cường. Triều cường của vùng này hàng năm vào sâu trong đất liền khoảng 20km, gây ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của người dân.

Câu 36. Những tỉnh nào ở ven biển nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?

A. Các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.

B. Các tỉnh Bắc Trung Bộ.

C. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Giải thích: Theo dự đoán của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC): với trên 80% diện tích mặt đất có độ cao thấp hơn 2,5m so với mặt nước biển ⇒ Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh ven biển của vùng được đánh giá là khu vực sẽ gánh chịu nhiều tác hại nhất do biến đổi khí hậu.

Câu 37. Nguyên nhân chủ yếu khiến hiện tượng xói lờ bờ biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. hoạt động xây dựng các đập thủy điện

B. hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông.

C. địa hình thấp, 3 mặt giáp biển.

D. mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

Đáp án: B

Giải thích:

- Hoạt động khai thác cát trong sông tạo các hố, lạch sâu làm giảm lượng cát đến vùng cửa sông đây là nguyên nhân khiến quá trình lấn biển của vùng cửa sông đồng bằng chậm lại đáng kể.

- Lượng bồi tích (trầm tích) ven bờ thiếu hụt thúc đẩy quá trình xói lở ở đoạn bờ biển diễn ra nghiêm trọng hơn (đoạn bờ biển ven Biển Đông cũng như phía Vịnh Thái Lan).

Câu 38. Ở nước ta, đâu là vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án: B

Giải thích: Theo dự đoán của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC): với trên 80% diện tích mặt đất có độ cao thấp hơn 2,5m so với mặt nước biển khiến vùng ĐBSCL được đánh giá là khu vực sẽ gánh chịu nhiều tác hại nhất do BĐKH.

- Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn.

- Nếu mực nước biển dâng cao như đã nêu, sẽ có khoảng 90% diện tích trồng lúa ĐBSCL bị ngập hoàn toàn (không sản xuất được).

- Dân cư nhiều khu vực phải di chuyển nơi ở hoàn toàn.

Câu 39. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nghiêm trọng như ở miền Nam là do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. được sự điều tiết hợp lí của các hồ nước.

C. nguồn nước ngầm phong phú.

D. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông.

Đáp án: D

- Ở miền Bắc: Mùa khô không sâu sắc (không quá khô), kéo dài chỉ 3 – 4 tháng do cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, đặc biệt khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu mưa phùn.

- Ở miền Nam mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, có nơi kéo dài 6 – 7 tháng khiến sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc.

Câu 40. Các hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long khiến cho tình trạng nào dưới đây ở khu vực này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn?

A. Xâm nhập mặn.

B. Xói lở bờ biển.

C. Ngật lụt.

D. Triều cường.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động khai thác cát trong sông tạo các hố, lạch sâu làm giảm lượng cát đến vùng cửa sông là nguyên nhân khiến quá trình lấn biển của vùng cửa sông đồng bằng chậm lại đáng kể. Lượng bồi tích (trầm tích) ven bờ thiếu hụt đã thúc đẩy quá trình xói lở ở đoạn bờ biển diễn ra nghiêm trọng hơn (đoạn bờ biển ven Biển Đông cũng như phía Vịnh Thái Lan).

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học