Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1 (có đáp án): Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)



Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1 (có đáp án): Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ

Câu 1: Phép chiếu phương vị đứng có độ chính xác ở vùng

A. Xích đạo.

B. Vĩ độ trung bình.

C. Vĩ độ cao.

D. Vùng cực, cận cực.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Phép chiếu hình nón đứng có độ chính xác ở vùng

A. Xích đạo.

B. Vĩ độ trung bình.

C. Vĩ độ cao.

D. Vùng cực, cận cực.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ nhưng phần lãnh thổ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Bắc – Nam.

B. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Đông – Tây.

C. Nằm ở vĩ độ thấp, kéo dài theo chiều Đông – Tây.

D. Nằm ở vĩ độ cao, kéo dài theo chiều Đông – Tây.

Đáp án B.

Giải thích: Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ nhưng phần lãnh thổ có đặc điểm nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Đông – Tây.

Câu 4: Bản đồ có độ chính xác cao ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác là phép chiếu nào dưới đây?

A. Phép chiếu phương vị.

B. Phép chiếu hình nón.

C. Phép chiếu hình trụ.

D. Phép chiếu hình nón đứng.

Đáp án C.

Giải thích: Bản đồ có độ chính xác cao ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác là phép chiếu hình trụ.

Câu 5: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đặc điểm của phép chiếu nào?

A. Phép chiếu phương vị.

B. Phép chiếu hình nón.

C. Phép chiếu hình trụ.

D. Phép chiếu phương vị đứng.

Đáp án B.

Giải thích: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đặc điểm của phép chiếu hình nón.

Câu 6: Trong phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu là một hình trụ bao quanh

A. xích đạo.

B. quả Địa Cầu.

C. vùng cực.

D. chí tuyến.

Đáp án B.

Giải thích: Trong phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu lag một hình trụ bao quanh quả Địa Cầu.

Câu 7: Giữ nguyên được độ dài xích đạo còn độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra là phép chiếu nào dưới đây?

A. Phép chiếu phương vị.

B. Phép chiếu hình nón.

C. Phép chiếu hình trụ.

D. Phép chiếu hình nón đứng.

Đáp án C.

Giải thích: Phép chiếu hình trụ giữ nguyên được độ dài xích đạo còn độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra. Các vĩ tuyến ở gần xích đạo bị dãn ít, càng xa xích đạo càng bị dãn nhiều.

Câu 8: Phép chiếu hình trụ đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nằm gần cực.

B. Nằm gần xích đạo.

C. Nằm gần vòng cực.

D. Nằm ở vĩ độ trung bình.

Đáp án B.

Giải thích: Phép chiếu hình trụ đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm nằm gần xích đạo.

Câu 9: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu nào dưới đây?

A. Hình nón đứng và hình trụ đứng.

B. Phương vị ngang và hình trụ đứng.

C. Phương vị ngang và hình nón đứng.

D. Phương vị đứng và hình trụ đứng.

Đáp án B.

Giải thích: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu phương vị ngang và hình trụ đứng.

Câu 10: Với nguồn sáng chiếu từ tâm quả Địa cầu, trên mặt chiếu các kinh tuyến là những đoạn thẳng

A. đồng quy ở cực.

B. song song và vuông góc với nhau.

C. đồng quy và song song với nhau.

D. đồng tâm ở cực.

Đáp án A.

Giải thích: Với nguồn sáng chiếu từ tâm quả Địa Cầu, trên mặt chiếu các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.

Câu 11: Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là

A. Do bề mặt Trái Đất cong.

B. Do yêu cầu sử dụng khác nhau.

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.

D. Do hình dáng lãnh thổ.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là do yêu cầu sử dụng khác nhau.

Câu 12: Để vẽ khu vực xích đạo và bản đồ thế giới, người ta dùng phép chiếu nào?

A. Phép chiếu phương vị.

B. Phép chiếu hình nón.

C. Phép chiếu hình trụ.

D. Phép chiếu hình nón đứng.

Đáp án C. Giải thích: Để vẽ khu vực xích đạo và bản đồ thế giới, người ta dùng phép chiếu hình trụ.

Câu 13: Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ

A. không thể hoàn toàn chính xác như nhau.

B. các địa điểm chính xác như nhau.

C. các khu vực có độ chính xác gần như nhau.

D. chỉ có khu vực được chiếu mới có độ chính xác.

Đáp án A.

Giải thích: Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau.

Câu 14: Bản đồ tỉ lệ lớn là loại bản đồ có tỉ lệ

A. Lớn hơn hoặc bằng 1:200 000.

B. Lớn hơn 1:200 000.

C. Lớn hơn hoặc bằng 1:100 000.

D. Bé hơn hoặc bằng 1:200 000.

Đáp án B.

Giải thích: Bản đồ tỉ lệ lớn là loại bản đồ có tỉ lệ lớn hơn 1:200 000.

Câu 15: Bản đồ giáo khoa là loại bản đồ được phân loại dựa theo

A. Tỉ lệ bản đồ.

B. Phạm vi lãnh thổ.

C. Mục đích sử dụng.

D. Các cách phân loại.

Đáp án C.

Giải thích: Bản đồ giáo khoa là loại bản đồ được phân loại dựa theo mục đích sử dụng.

Câu 16: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu nào dưới đây có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở xích đạo với độ chính xác lớn nhất?

A. Phương vị đứng.

B. Phương vị ngang.

C. Phương vị nghiêng.

D. Phương vị thẳng.

Đáp án B.

Giải thích: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu phương vị ngang là phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở xích đạo với độ chính xác lớn nhất.

Câu 17: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị nghiêng có đặc điểm

A. Cao ở vị trí tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa điểm tiếp xúc đó.

B. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây.

C. Cao ở xích đạo và giãm dần về 2 phía Bắc – Nam.

D. Cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó.

Đáp án A.

Giải thích: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị nghiêng có đặc điểm chính xác cao ở vị trí tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa điểm tiếp xúc đó.

Câu 18: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu nào dưới đây có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở Tây Âu với độ chính xác lớn nhất?

A. Phương vị đứng.

B. Hình trụ đứng.

C. Phương vị nghiêng.

D. Hình trụ nghiêng.

Đáp án C.

Giải thích: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở Tây Âu với độ chính xác lớn nhất là phép chiếu phương vị nghiêng.

Câu 19: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu nào dưới đây có khả năng thể hiện phần lãnh thổ của lục địa Nam Cực với độ chính xác lớn nhất?

A. Phương vị đứng.

B. Hình trụ nghiêng.

C. Phương vị nghiêng.

D. Hình trụ đứng.

Đáp án A.

Giải thích: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ của lục địa Nam Cực với độ chính xác lớn nhất là phép chiếu phương vị đứng.

Câu 20: Tính chính xác trong phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần vế 2 phía Đông – Tây.

B. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 phía Bắc – Nam.

C. Cao ở kinh độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa kinh độ đó.

D. Cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó.

Đáp án D.

Giải thích: Trong phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm là có tính chính xác cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học