Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 (có đáp án): Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống (Phần 2)



Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 (có đáp án): Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống (Phần 2)

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Câu 1: Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

A. cuốn sách giáo khoa.

B. phương tiện.

C. cẩm năng tri thức.

D. Bách khoa toàn thư.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Người ta thường dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ để

A. xác định phương hướng trên bản đồ.

B. xem hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

C. xây dựng vị trí địa lí của lãnh thổ trên bản đồ.

D. đọc bảng chú giải trên bản đồ.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. Học thay sách giáo khoa

B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

C. Thư giãn sau khi học xong bài

D. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

D. Bảng chú giải

Đáp án A.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Chúng ta thường dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bản đồ không có bảng chú giải.

B. Bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến.

C. Bản đồ không có tỉ lệ bản đồ.

D. Bản đồ không có các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. tỉ lệ bản đồ.

B. kí hiệu bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Cách xác định chính xác phương hướng đối với bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến?

A. Trước hết cần đọc kĩ bảng chú giải.

B. Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.

C. Dựa vào tỉ lệ bản đồ.

D. Đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ kết hợp tỉ lệ bản đồ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Cách đọc bản đồ đúng là

A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.

B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ

C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. Đọc bảng chú giải.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Bản đồ địa hình thường được sử dụng trong ngành nào dưới đây?

A. Khí tượng.

B. Quân sự.

C. Nông nghiệp.

D. Du lịch.

Đáp án B.

Giải thích: Lĩnh vực quân sự sử dụng bản đồ nhằm phân tích các căn cứ chiến đấu, hướng tiến công thích hợp. Sử dụng bản đồ địa hình để phân tích được địa thế của khu vực tác chiến, các căn cứ quân sự (là nơi nhiều đồi núi hay đồng bằng, biết được đặc điểm địa hình sông ngòi) để từ đó tìm ra phương pháp chiến đấu phù hợp.

Câu 10: Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được

A. mức độ chi tiết càng cao.

B. càng nhỏ.

C. càng dễ xác định đối tượng.

D. càng lớn.

Đáp án D.

Giải thích: Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn nên mức độ chi tiết càng thấp khó xác định đặc điểm của đối tượng. Ngược lại, bản đồ tỉ lệ càng lớn thì phạm vi lãnh thổ thể hiện nhỏ hơn đồng thời mức độ chi tiết càng cao. Như vậy, các nhận định A, B, C đều sai.

Câu 11: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Đáp án D.

Giải thích: Một số đặc điểm của bản đồ, đó là bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn, tỉ lệ bản đồ càng lớn mức độ chi tiết càng cao và bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới. Đồng thời, bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng khó xác định đặc điểm của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 12: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong tìm hiểu vấn đề dân số của một khu vực/quốc gia?

A. Bản đồ dân cư.

B. Bản đồ khí hậu.

C. Bản đồ địa hình.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Đáp án A.

Giải thích: Loại bản đồ thường xuyên được sử dụng trong tìm hiểu vấn đề dân số của một khu vực/quốc gia là bản đồ dân cư (mật độ dân số, đô thị, tháp tuổi,…).

Câu 13: Bản đồ không thể thể hiện được đặc điểm nào dưới đây?

A. Vị trí phân bố, quy mô của đối tượng địa lí.

B. Hình thái, sinh trưởng và số lượng của đối tượng địa lí.

C. Hình dạng của đối tượng địa lí.

D. Động thái phát triển của đối tượng địa lí.

Đáp án B.

Giải thích: Bản đồ có thể thể hiện được vị trí phân bố, quy mô, hình dạng và cả động thái phát triển của đối tượng địa lí.

Câu 14:Để tìm hiểu về hiện tượng động đất, núi lửa thì cần phải sử dụng bản đồ nào dưới đây?

A. Bản đồ khí hậu.

B. Bản đồ địa hình.

C. Bản đồ địa chất.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: Để tìm hiểu về hiện tượng động đất, núi lửa của một khu vực/địa phương trên thế giới thì cần phải sử dụng bản đồ địa chất để hiểu vấn đề địa chất, kiến tạo ở khu vực/địa phương đó.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?

A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất.

B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất.

C. Bản đồ không thể thể hiện động thái phát triển của 1 hiện tượng.

D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí.

Đáp án C.

Giải thích: Bản đồ có thể thể hiện được vị trí phân bố, quy mô, hình dạng và cả động thái phát triển của đối tượng địa lí. Về động thái phát triển, có thể thấy rõ qua sự phân bố dân cư. Vùng tập trung nhiều điểm dân cư với quy mô lớn thì kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ; ngược lại khu vực dân cư ít thì kinh tế - xã hội thường phát triển kém => Nhận xét C chưa chính xác.

Câu 16: Để tìm hiểu chế độ nhiệt/mưa của một địa điểm nhất định, cần phải sử dụng bản đồ nào dưới đây?

A. Bản đồ địa chất.

B. Bản đồ thổ nhưỡng.

C. Bản đồ khí hậu.

D. Bản đồ địa hình.

Đáp án C.

Giải thích: Để tìm hiểu chế độ nhiệt/mưa của một địa điểm nhất định, cần phải sử dụng bản đồ khí hậu. Ngoài ra, cần tham khảo thêm bản đồ địa hình để giải thích rõ hơn về chế độ nhiệt/mưa ở một địa điểm nhất định (địa hình có ảnh hưởng lớn đến nhiệt và mưa).

Câu 17: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là

A. 30 km.

B. 300 km.

C. 60 km.

D. 600 km.

Đáp án B.

Giải thích: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là 300km (5 x 60 = 300km).

Câu 18: Để tìm hiểu chế độ nước của một con sông ở vùng nhiệt đới, cần phải sử dụng bản đồ nào?

A. Bản đồ khí hậu

B. Bản đồ địa hình

C. Bản đồ địa chất

D. Bản đồ thổ nhưỡng.

Đáp án A.

Giải thích: Ở vùng nhiệt đới, chế độ nước sông phụ thuộc nhiều nhất vào chế độ mưa. Do vậy, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết được chế độ mưa của khu vực đó như thế nào -> từ đó giải thích được đặc điểm chế độ nước sông.

Câu 19: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 9000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 6cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là

A. 540 km.

B. 450 km.

C. 500 km.

D. 600 km.

Đáp án A.

Giải thích: Bản đồ tỉ lệ 1 : 9000 000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 90km trên thực tế. Vậy, khoảng cách giữa hai thành phố đo được trên bản đồ là 6cm nên, ta có trên thực tế khoảng cách đó là: 6 x 90 = 540km

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học