Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.

Câu 1. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

C. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

D. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.

B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.

C. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

Câu 3. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

B. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

C. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

D. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Manti trên?

A. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

C. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

A. Vật chất lỏng.

B. Nhiều Ni, Fe.

C. Nhiệt độ rất cao.

D. Áp suất rất lớn.

Câu 6. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng

A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.

B. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.

C. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.

D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

Câu 7. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.

B. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.

C. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.

D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

A. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.

B. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.

C. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.

D. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

Câu 9. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. phần dưới của lớp Manti.

B. nhân trong của Trái Đất.

C. nhân ngoài của Trái Đất.

D. phần trên của lớp Manti.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

A. Vật chất rắn.

B. Nhiệt độ rất cao.

C. Nhiều Ni, Fe.

D. Áp suất rất lớn.

Câu 11. Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là

A. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa.

B. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit.

C. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan.

D. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?

A. Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh.

B. Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm.

C. Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

D. Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc.

Câu 13. Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.

B. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

C. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.

D. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.

Câu 14. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi

A. con người tập trung đông.

B. vùng bất ổn của Trái Đất.

C. tập trung nhiều đồng bằng.

D. có cảnh quan rất đa dạng.

Câu 15. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?

A. Sự phân chia của các tầng.

B. Đặc tính vật chất, độ dẻo.

C. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.

D. Cấu tạo địa chất, độ dày.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác