Trắc nghiệm Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.

Câu 1. Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?

A. Kí hiệu.

B. Kí hiệu theo đường.

C. Chấm điểm.

D. Bản đồ - biểu đồ.

Câu 2. Phương pháp nào sau đây thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?

A. Chấm điểm.

B. Đường đẳng trị.

C. Vùng phân bố.

D. Bản đồ - biểu đồ.

Câu 3. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. khoanh vùng.

D. đường đẳng trị.

Câu 4. Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. chấm điểm.

D. kí hiệu.

Câu 5. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. chấm điểm.

C. kí hiệu theo đường.

D. khoanh vùng.

Câu 6. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. đường chuyển động.

C. chấm điểm.

D. kí hiệu theo đường.

Câu 7. Diện tích cây trồng thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. chấm điểm.

D. kí hiệu.

Câu 8. Phương pháp bản đồ - biểu đồ không biểu hiện được

A. giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

B. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

C. số lượng của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

D. cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

Câu 9. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết

A. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.

B. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.

C. số lượng của đối tượng riêng lẻ.

D. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.

Câu 10. Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. chấm điểm.

C. đường chuyển động.

D. kí hiệu.

Câu 11. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí

A. được sắp xếp thứ tự theo thời gian.

B. trên một đơn vị lãnh thổ hành chính.

C. trong một khoảng thời gian nhất định.

D. được phân bố ở cácvùng khác nhau.

Câu 12. Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. khoanh vùng.

B. chấm điểm.

C. bản đồ - biểu đồ.

D. đường chuyển động.

Câu 13. Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. chấm điểm.

D. đường chuyển động.

Câu 14. Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng

A. di chuyển theo các hướng bất kì.

B. phân bố theo những điểm cụ thể.

C. tập trung thành vùng rộng lớn.

D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.

Câu 15. Ý nghĩa của phương pháp chấm điểm là thể hiện được

A. số lượng và hướng di chuyển đối tượng.

B. khối lượng và tốc độ của các đối tượng.

C. số lượng và khối lượng của đối tượng.

D. tốc độ và hướng di chuyển của đối tượng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác