Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 2. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (sách cũ)

Câu 1: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. phân bố theo luồng di chuyển.

B. phân bố phân tán, lẻ tẻ.

C. phân bố theo những điểm cụ thể.

D. phân bố thanh từng vùng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ ?

A. Đường giao thông.

B. Mỏ khoáng sản.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Lượng khách du lịch tới.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Theo quy ước ký hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ

A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.

B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.

C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.

D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lý mà còn thể hiện được

A. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.

B. số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí.

C. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.

D. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu Δ , đây là dạng ký hiệu nào?

A. Kí hiệu tập thể.

B. Kí hiệu chữ.

C. Kí hiệu tượng hình.

D. Kí hiệu hình học.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển , người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về

A. màu sắc.

B. diện tích (độ to nhỏ).

C. nét vẽ.

D. cả ba cách trên.

Đáp án: B

Giải thích: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về diện tích (độ to nhỏ). Ví dụ: Nhà máy thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh, nhà máy thủy điện đang xây dựng kí hiệu bằng ngôi sao màu trắng,… nhưng công suất khác nhau thì có độ to, nhỏ không giống nhau.

Câu 7: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển , người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về

A. màu sắc.

B. diện tích (độ to nhỏ).

C. nét vẽ.

D. cả ba cách trên.

Đáp án: A

Câu 8: Phương pháp đường chuyển động được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố theo những điểm cụ thể

A. phân bố theo những điểm cụ thể.

B. phân bố theo luồng di chuyển.

C. phân bố phân tán, lẻ tẻ.

D. phân bố thành từng vùng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/11 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Trên trên bản đồ kinh tế xã hội các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động ?

A. Đường giao thông đường sắt đường ô tô đường hàng không.

B. Các luồng di dân.

C. Đường ranh giới giữa các vùng các địa phương.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Trên bản đồ tự nhiên các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động

A. Đường biên giới , đường bờ biển.

B. Các dòng sông, các dãy núi.

C. Hướng gió dòng biển.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Trong phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng

A. các mũi tên dài - ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.

B. các mũi tên có màu sắc khác nhau.

C. các mũi tên của đường nét khác nhau.

D. cả ba cách trên.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lý và đặc điểm

A. Phân bố thanh vùng

B. Phân bố theo luồng di truyền

C. Phân bổ theo những địa điểm cụ thể

D. Phân bố phân tán lẻ tẻ

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách

A. đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

B. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

C. đặt các điểm chấm và phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

D. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 4, SGK/13 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Để thể hiện các mỏ khoáng sản trên bản đồ người ta thường dùng

A. phương pháp kí hiệu.

B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. phương pháp chấm điểm.

D. phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ , người ta thường dùng

A. phương pháp lí hiệu.

B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. phương pháp chấm điểm.

D. phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Để thể hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên nước ta , người ta thường dùng

A. phương pháp kí hiệu.

B. phương pháp chấm điểm.

C. phương pháp bản đồ - biểu đồ.

D. phương pháp khoanh vùng.

Đáp án: D

Giải thích: Để thể hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm hay diện tích cây lâu năm của các tỉnh,… trên nước ta, người ta thường dùng khoang vùng hay còn có tên gọi khác là phương pháp nền chất lượng.

Câu 17: Để thể hiện lượng mưa trung bình các năm tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương người ta thường dùng

A. phương pháp kí hiệu

B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. phương pháp bản đồ biểu đồ

D. phương pháp khoanh vùng

Đáp án: C

Giải thích: Mục 4, SGK/13 địa lí 10 cơ bản.

Câu 18: Để thể hiện các điểm dân cư, các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp,… người ta dùng phương pháp nào?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. Phương pháp chấm điểm.

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Đáp án A.

Giải thích: Để thể hiện các điểm dân cư, các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp,… người ta dùng phương pháp kí hiệu.

Câu 19: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách

A. đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

B. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

C. đặt các điểm chấm và phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

D. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Đáp án B.

Giải thích: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

Câu 20: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?

A. Ranh giới hành chính.

B. Các hòn đảo.

C. Các điểm dân cư.

D. Các dãy núi.

Đáp án C.

Giải thích: Các điểm dân cư phân bố theo những điểm cụ thể, có vị trí cụ thể trên bản đồ nên thường được thể hiện bằng những kí hiệu chấm tròn. Ví dụ: Các điểm tập trung dân cư đông đúc như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 21: Để thể hiện sự vận chuyển hàng hóa, hành khách,… lên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí nào?

A. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

B. Phương pháp đường đẳng trị.

C. Phương pháp kí hiệu theo đường.

D. Phương pháp nền chất lượng.

Đáp án A.

Giải thích: Để thể hiện sự vận chuyển hàng hóa, hành khách,… lên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp biểu hiện kí hiệu đường chuyển động để thể hiện các đối tượng địa lí.

Câu 22: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện những đối tượng nào dưới đây?

A. Các điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, hải cảng.

B. Phân bố dân cư, phân bố cây trồng.

C. Dòng biển, hướng gió, luồng di dân, luồng hàng hóa.

D. Các luồng di dân, điểm dân cư, các điểm công nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện các đối tượng chuyển động theo dạng tuyến như dòng biển, hướng gió, luồng di dân, luồng hàng hóa.

Câu 23: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là

A. Các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá.

B. Các luồng di dân, các luồng vận tải.

C. Biên giới, đường giao thông..

D. Các nhà máy, đường giao thông..

Đáp án B.

Giải thích: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội như các luồng di dân, luồng vận tải có sự dịch chuyển trong không gian => Sử dụng kí hiệu đường chuyển động để hiện hướng di chuyển của các luồng di dân, vận tải,…

Câu 24: Theo quy ước kí hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ?

A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.

B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.

C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.

D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.

Đáp án A.

Giải thích: Theo quy ước kí hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí của đối tượng địa lí.

Câu 25: Để thể hiện số lượng đàn bò, trâu, sản lượng thủy sản đánh bắt,… của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp nào dưới đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp vùng phân bố.

Đáp án C.

Giải thích: Để thể hiện số lượng đàn bò, trâu, sản lượng thủy sản đánh bắt,… của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp bản đồ, biểu đồ.

Câu 26: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp thể hiện nào dưới đây?

A. Vùng phân bố.

B. Đường chuyển động.

C. Kí hiệu.

D. Chấm điểm.

Đáp án C.

Giải thích: Các mỏ than được kí hiệu bằng hình vuông tô màu đen, đặt đúng vị trí phân bố. Vì vậy, người ta sử dụng phương pháp kí hiệu để thể hiện các mỏ than, cụ thể là kí hiệu hình học.

Câu 27: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về

A. màu sắc.

B. diện tích (độ to nhỏ).

C. nét vẽ.

D. Đường nét

Đáp án C.

Giải thích: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về nét vẽ.

Câu 28: Để thể hiện sự phân bố nhiệt độ trung bình tháng/năm trên nước ta, người ta thường dùng phương pháp biểu hiện bản đồ nào dưới đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

C. Phương pháp nền chất lượng.

D. Phương pháp chấm điểm.

Đáp án C.

Giải thích: Nhiệt độ phân bố không đồng đều trên khắp lãnh thổ, có khu vực nhiệt độ cao, có khu vực nhiệt độ thấp.

- Trong khi đặc trưng của phương pháp kí hiệu chỉ thể hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể; phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm; phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ => không thích hợp để thể hiện các vùng phân bố mưa => loại đáp án A, B, D.

- Phương pháp nền chất lượng với ưu điểm là thể hiện đặc trưng (đặc tính về chất) khác nhau của các hiện tượng giữa các bộ phận trên lãnh thổ. Trong ví dụ trên, đặc trưng về chất của sự phân bố nhiệt độ là “nhiệt độ trung bình tháng, năm” => sử dụng nền chất lượng thích hợp nhất để thể hiện đặc trưng về “nhiệt độ” khác nhau giữa các khu vực.

Ví dụ: Khu vực có nhiệt độ cao trên 240C, 20 – 240C, 18 – 200C, 14 – 180C,…

Câu 29: Trên bản đồ tự nhiên các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động?

A. Đường biên giới, đường bờ biển.

B. Các dòng sông, các dãy núi.

C. Hướng các dòng biển.

D. Các thảm thực vật, động vật.

Đáp án C. Giải thích: Trên bản đồ tự nhiên các đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là hướng các dòng biển.

Câu 30: Để thể hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên nước ta, người ta thường dùng phương pháp nào dưới đây?

A. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

B. Phương pháp kí hiệu.

C. Phương pháp chấm điểm.

D. Phương pháp nền chất lượng

Đáp án D.

Giải thích: Lượng mưa phân bố không đồng đều trên khắp lãnh thổ, có khu vực mưa nhiều, có khu vực mưa ít.

- Trong khi đặc trưng của phương pháp kí hiệu chỉ thể hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể; phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm; phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ => không thích hợp để thể hiện các vùng phân bố mưa => loại đáp án A, B, C.

- Phương pháp nền chất lượng với ưu điểm là thể hiện đặc trưng (đặc tính về chất) khác nhau của các hiện tượng giữa các bộ phận trên lãnh thổ. Trong ví dụ trên, đặc trưng về chất của sự phân bố mưa là “lượng mưa trung bình” nên sử dụng nền chất lượng thích hợp nhất để thể hiện đặc trưng về “lượng mưa” khác nhau giữa các khu vực.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học