Bạn Thanh cắt 4 hình tròn bằng giấy có bán kính lần lượt là 4 cm, 6 cm, 7 cm và 8 cm
Bài 1 trang 113 VTH Toán 9 Tập 1: Bạn Thanh cắt 4 hình tròn bằng giấy có bán kính lần lượt là 4 cm, 6 cm, 7 cm và 8 cm để dán trang trí trên một mảnh giấy, trên đó có vẽ trước hai đường thẳng a và b. Biết rằng a và b là hai đường thẳng song song với nhau và cách nhau một khoảng 6 cm (nghĩa là mọi điểm trên đường thẳng b đều cách a một khoảng 6 cm). Hỏi nếu bạn Thanh dán sao cho tâm của cả 4 hình tròn đều nằm trên đường thẳng b thì hình tròn nào sẽ che khuất một phần của đường thẳng a, hình tròn nào sẽ không che khuất một phần của đường thẳng a?
Lời giải:
Giả sử bốn hình tròn bằng giấy có tâm lần lượt là A, B, C và D. Khi đó, ta có các đường tròn (A; 4 cm), (B; 6 cm), (C; 7 cm), (D; 8 cm). Tâm của các đường tròn này thuộc đường thẳng b nên đều cách a một khoảng 6 cm.
• Đường tròn (A; 4 cm) có bán kính 4 cm < d nên đường tròn (A) không giao nhau với đường thẳng a.
• Đường tròn (B; 6 cm) có bán kính 6 cm = d nên đường tròn (B) tiếp xúc với đường thẳng a.
• Đường tròn (C; 7 cm) có bán kính 7 cm > d nên đường tròn (C) cắt nhau với đường thẳng a.
• Đường tròn (D; 8 cm) có bán kính 8 cm > d nên đường tròn (D) cắt nhau với đường thẳng a.
Từ đó suy ra các hình tròn tâm A, B không đè lên đường thẳng a; các hình tròn tâm C, D đè lên đường thẳng a.
Lời giải vở thực hành Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn hay khác:
Xem thêm các bài giải vở thực hành Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT