Giải Vở thực hành Toán 7 trang 62 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải VTH Toán 7 trang 62 Tập 2 trong Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 62.

Bài 5 trang 62 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC, O là điểm bên trong tam giác. Từ O hạ đường vuông góc OM, ON, OP lần lượt tới các cạnh AB, BC, CA và có OM = ON = OP. Chứng minh O là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC, O là điểm bên trong tam giác. Từ O hạ đường vuông góc OM, ON, OP

Xét hai tam giác OMA và OPA:

OM = OP ( gt).

OMA^=OPA^=90°.

Cạnh chung OA.

Vậy tam giác OMA bằng tam giác OPA theo trường hợp c.g.c. Suy ra OAM^=OAP^hay AO là tia phân giác của góc A. (1)

Tương tự xét hai tam giác OCP và OCN:

OP = ON (gt).

OPC^=ONC^.

Cạnh chung OC.

Vậy tam giác OCP bằng tam giác OCN theo trường hợp c.g.c. Suy ra OCP^=OCN^ hay CO là tia phân giác của góc A. (1)

Từ (1) và (2) suy ra O là giao điểm của 3 đường phân giác của tam giác ABC.

Bài 6 trang 62 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác DEF. Tia phân giác của góc D và E cắt nhau tại I. Qua I kẻ đường thẳng song song với EF, đường thẳng này cắt DE tại M, cắt DF tại N. Chứng minh rằng ME + NF = MN.

Lời giải:

Cho tam giác DEF. Tia phân giác của góc D và E cắt nhau tại I

Xét tam giác MIE có MIE^=MEI^ do:

MIE​^ = IEF^ ( do MN // EF và đây là 2 góc so le trong).

MEI^= IEF^( do EI là tia phân giác góc E).

Suy ra tam giác MIE cân tại M. Có MI = ME.

Tương tự, xét tam giác NIF có NFI ^=NIF^ do:

NIF^= IFE^( do MN // EF và đây là hai góc so le trong).

NFI^ = IFE^ ( do FI là tia phân giác góc F).

Suy ra tam giác NIF cân tại N. Có NI = NF.

Ta có: MN = NI + MI = NF + ME.

Vậy MN = NF + ME.

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác