Giải Vở thực hành Toán 7 trang 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải VTH Toán 7 trang 12 Tập 2 trong Bài 4: Bài tập cuối chương 6 Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 12.

Câu 4 trang 12 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 10 thì y = 6. Cặp số nào sau đây không phải là một cặp giá trị tương ứng của x và y?

A. 12 và 5;

B. 15 và 4;

C. 25 và 2,4;

D. 45 và 1,3.

Lời giải:

Do x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên x và y liên hệ theo công thức xy = k ( k ≠ 0).

Khi x = 10, y = 6 thay vào công thức ta được k = 10.6 = 60.

Do đó x và y liên hệ theo công thức xy = 60.

Xét cặp số 12 và 5 có 12.5 = 60 (thỏa mãn).

Xét cặp số 15 và 4 có 15.4 = 60 (thỏa mãn).

Xét cặp số 25 và 2,4 có 25.2,4 = 60 (thỏa mãn).

Xét cặp số 45 và 1,3 có 12.5 = 58,5 (không thỏa mãn).

Vậy chọn đáp án D.

Câu 5 trang 12 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Một ô tô đi hết quãng đường AB trong 40 phút với vận tốc trung bình 60 km/h. Vận tốc trung bình của ô tô bằng bao nhiêu nếu ô tô đi hết quãng đường AB trong 30 phút.

A. 80 km/h;

B. 65 km/h;

C. 45 km/h;

D. 452 km/h.

Lời giải:

Gọi vận tốc trung bình của ô tô khi ô tô đi hết quãng đường AB trong 30 phút là x (x > 0).

Do vận tốc trung bình của ô tô và thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: 60.40 = 30.x

Suy ra x = 60.4030 = 80.

Vì vậy vận tốc trung bình của ô tô nếu đi hết quãng đường AB trong 30 phút là 80km/h.

Vậy chọn đáp án A.

Câu 6 trang 12 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Các đại lượng nào sau đây tỉ lệ thuận với nhau?

A. Diện tích một mặt của hình lập phương và thể tích của nó;

B. Vận tốc của xe và thời gian xe đi hết quãng đường trên một quãng đường cố định;

C. Sự thay đổi về cân nặng và chiều cao của con người;

D. Số lượng vòi nước chảy và thời gian cần thiết để cùng làm đầy một bể.

Lời giải:

Xét phương án A: Gọi V là thể tích hình lập phương, S là diện tích một mặt và a là độ dài cạnh của hình lập phương.

Khi đó V = a3 hay V = a.S.

Suy ra V và S là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Do đó A đúng.

Xét phương án B: Ta có v = St với v là vận tốc của xe, t là thời gian xe đi hết quãng đường và S là quãng đường cố định. Như vậy vận tốc của xe và thời gian xe đi hết quãng đường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Xét phương án C: Sự thay đổi về cân nặng và chiều cao của con người không phải hai đại lượng tỉ lệ thuận vì tỉ số giữa cân nặng và chiều cao của con người không cố định.

Xét phương án D: Số lượng vòi nước càng nhiều, thời gian cần thiết làm đầy bể càng ít nên đây là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Chọn đáp án A.

Bài 1 trang 12 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Lập tất cả các tỉ lệ thức có được từ các số sau: 23; 43; 316; 38.

Lời giải:

Từ các số trên ta có đẳng thức: 23.38 = 43.316.

Từ đẳng thức trên ta lập được các tỉ lệ thức:

Lập tất cả các tỉ lệ thức có được từ các số sau 2/3, 4/3, 3/16, 3/8

Bài 2 trang 12 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, nếu x = 20 thì y = 600. Tính y khi x = 400.

Lời giải:

Do x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên x và y liên hệ theo công thức xy = a (a ≠ 0).

Khi x = 20 thì y = 600, thay vào công thức ta có a = 20.600 = 12000.

Như vậy x và y liên hệ theo công thức xy = 12000. (1)

Khi x = 400, thay vào công thức (1) ta được: 400y = 12000

Suy ra y = 12000 : 400 = 30.

Vậy y = 30 khi x = 400.

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 4: Bài tập cuối chương 6 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác