Vở thực hành Ngữ văn 9 Kiều ở lầu Ngưng Bích - Kết nối tri thức
Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Kiều ở lầu Ngưng Bích sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Bài tập 1 trang 48 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích:
Vị trí của đoạn trích (xét trong cốt truyện Truyện Kiều): ..............................
Bố cục của đoạn trích: ................................................................
Nội dung chính của đoạn trích: .......................................................
Trả lời:
Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích:
Vị trí của đoạn trích (xét trong cốt truyện Truyện Kiều): đoạn trích thuộc phần 2 của cốt truyện (chia li), từ câu 1033 đến câu 1054 trong tác phẩm Truyện Kiều.
Bố cục của đoạn trích: 3 phần
+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
+ Phần 2: 8 câu thơ tiếp: Nỗi niềm nhớ nhung người yêu và gia đình của Thúy Kiều.
+ Phần 3: 8 câu thơ cuối: Tâm trạng bất an, đau buồn và dự cảm về tương lai của Thúy Kiều.
Nội dung chính của đoạn trích: Nỗi buồn đau, xót thương, tủi nhục của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. Không chỉ lo cho bản thân, nàng còn hướng tình cảm nhớ nhung về gia đình và người yêu.
Quang cảnh lầu Ngưng Bích: ............................................................
Cảnh ngộ và tâm trạng của Thúy Kiều: ..................................................
Trả lời:
Quang cảnh lầu Ngưng Bích và cảnh ngộ, tâm trạng của Thúy Kiều trong sáu dòng thơ đầu:
Quang cảnh lầu Ngưng Bích: cô đơn, trống trải, cầm tù. Một nơi đất khách quê người, một hình ảnh đẹp nhưng buồn vời vợi. Sự cô đơn trống trải ấy bao vây bào mòn trong tâm can Thuý Kiều. Cảnh vật trước mắt nào những núi non, trăng nước nhưng mà dấu hiệu thiên nhiên đây đều xa lạ, hoang vắng mênh mông, heo hút. Cả bốn bề bát ngát mênh mông đến lặng người.
Cảnh ngộ và tâm trạng của Thúy Kiều:
- Cảnh ngộ: Thúy Kiều bán mình chuộc cha, bị lừa bán vào lầu xanh, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Tâm trạng:
+ Thúy Kiều đau buồn, xót thương cho hoàn cảnh bị giam cầm cả về mặt thể chất và tinh thần ở lầu Ngưng Bích khi nhìn ra thiên nhiên hùng vĩ, heo hút.
+ Nàng thương mình, rồi lại thương cho những người ở nhà đang ngóng chờ mình. Đó là nõi đau đớn không nguôi khi không thể thực hiện lời hẹn lứa đôi với Kim Trọng, tủi nhục vì không rửa hết “vết nhơ” để sánh đôi với chàng. Đó còn là nỗi thương cha mẹ khi không thể ở nhà chăm sóc tuổi già cho cha mẹ.
+ Nàng quay trở về thực tại, rồi lại sợ hãi, lo lắng cho số phận sau này của mình, dự cảm về một tương lai sẽ đầy sóng gió, khổ ải.
Hình ảnh hiện lên trong tâm trí của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng: ................
Những cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng: ........................
Trả lời:
Hình ảnh hiện lên trong tâm trí của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng: đêm trăng thề nguyện “dưới nguyệt chén đồng”, lời hứa “trăm năm tạc một chữ đồng nên xương”, giọt rượu giao thề,...
Những cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng: đau xót, tiếc thương, tuyệt vọng không còn nghĩ đến ngày tương phùng. Tâm hồn nàng nặng trĩu, tắc nghẹn.
Trả lời:
Suy nghĩ, cảm xúc của Thúy Kiều khi nhớ về cha mẹ: Nàng thương mình, rồi lại thương cho những người ở nhà đang ngóng chờ mình. Nàng đau xót khi thấy mình bất hiếu không thể chăm sóc cha mẹ, tủi hổ vì vết nhơ không thể gột rửa khiến cha mẹ đau lòng.
Trả lời:
Theo em, lí do tác giả miêu tả nỗi nhớ của Thúy Kiều theo trình tự: nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau là:
- Kiều bán mình chuộc cha mẹ và em là đã thể hiện chữ hiếu của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt.
- Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu.
Bức tranh thiên nhiên: ............................................................
Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều: ................................................
Trả lời:
Bức tranh thiên nhiên và diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong tám dòng thơ cuối:
Bức tranh thiên nhiên: rộng lớn, mênh mông đến rợn người với chốn “cửa bể”, với cánh buồm cô độc, với cánh hoa nhỏ bé, lạc lõng, vô định giữa dòng, với nội cỏ rầu rầu, tang thương, cạn sức sống.
Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều:
- Hoang mang, đơn độc trước sự rợn ngợp của thiên nhiên.
- Thương xót cho thân phận mình, vô định khi nghĩ về tương lại phía trước.
- Dự cảm không lành về cuộc đời giông bão phía trước.
Bài tập 7 trang 49 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Chủ đề của đoạn trích và thái độ, tình cảm của tác giả:
Chủ đề đoạn trích: ......................................................................
Thái độ, tình cảm của tác giả: ...........................................................
Trả lời:
Chủ đề của đoạn trích và thái độ, tình cảm của tác giả:
Chủ đề đoạn trích: Số phận bi kịch của người phụ nữ xưa và vẻ đẹp nhân phẩm của họ.
Thái độ, tình cảm của tác giả:
- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều.
- Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT