Vở thực hành Ngữ văn 9 Luyện tập tổng hợp trang 95, 96, 97, 98, 99 - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Luyện tập tổng hợp trang 95, 96, 97, 98, 99 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Phiếu học tập số 1

Bài tập 1 trang 95 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc văn bản Khóc Dương Khuê (trích, Nguyễn Khuyến) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:  Tâm trạng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:

...........................................................................................................

Câu 2: Những biểu hiện cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình:

...........................................................................................................

Câu 3: Các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp:

Từ láy

Hiệu quả nghệ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: Những việc cần làm để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích:

...........................................................................................................

Tác dụng của việc sử dụng các điển tích đó: ..................................................

Câu 5: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ ở những câu thơ đã dẫn:

...........................................................................................................

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

B

Câu 2

A

Câu 3

B

Câu 4

D

Câu 5

C

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện nhiều cung bậc tâm trạng:

- Vui mừng vì ở lần gặp ba năm trước, thấy tinh thần của người bạn già vẫn ổn.

- Đau đớn rụng rời khi nghe tin bạn mất.

- Cảm thấy cô độc vì mất đi người tri âm tri kỉ.

- Nén nỗi đau vào lòng vì không biết san sẻ cùng ai.

Câu 2:

Những biểu hiện tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn:

- Quan tâm, hỏi han nhau khi gặp gỡ, vui vì bạn tuy đã già mà tinh thần vẫn chưa có chuyện gì đáng lo.

- Đau đớn, hụt hẫng khi biết tin bạn mất.

- Khi không còn người tri âm, chẳng màng đến cả những thú vui tao nhã.

- Bộc lộ nỗi nhớ thương sâu sắc trước nghịch cảnh kẻ mất người còn.

Câu 3:

Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong các câu thơ:

Vội vàng (Vội vàng sao đã mải lên tiên): từ này thường nói về sự gấp gáp trong hành động, ở đây được dùng để làm nổi bật ý: cái chết của bạn đột ngột đến vô lí.

– Đắn đo (Câu thơ nghĩ đắn đo không viết): làm thơ là bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên - khi trong lòng có cảm hứng mãnh liệt, vậy mà giờ đây tác giả có sự cân nhắc giữa làm và không làm, chứng tỏ tin bạn mất đã chi phối sâu sắc mọi hoạt động trong đời sống của nhà thơ.

– Hững hờ (Giường kia treo cũng hững hờ): cả câu thơ vốn nhắc điển tích nói về sự yêu quý, trân trọng đối với bạn của Trần Phồn thời Hậu Hán ở Trung Quốc; dùng từ hững hờ gắn với điển này, câu thơ hàm ý rằng, những điều dành cho nhau xưa nay ấm áp là thế, giờ đây khi bạn mất rồi, mọi thứ trở nên lạnh nhạt, không còn ý nghĩa. - Chứa chan (Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan): tuổi già, không còn sức, đến nước mắt cũng chỉ “như sương”, nhưng không cần “ép” thì nó vẫn ứa ra tự nhiên, dù chẳng “chứa chan thì tình cảm vẫn vô cùng sâu đậm.

Câu 4:

- Để biết ý nghĩa của điển tích, em đọc phần chú thích đưới chân trang.

- Tác dụng: Làm nổi bật lên cảm xúc của tác giả và tình cảm dành cho người bạn đã ra đi.

Câu 5:

Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công trong đoạn thơ:

– Điệp từ: không viết – viết đưa ai; không có – không mua – không tiền – không viết – Điệp cấu trúc: giường kia treo cũng – đàn kia gẩy cũng

Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo như vậy khiến cho các câu thơ cứ vấn vít, xoắn quyện lấy nhau, cảm giác trống vắng và lạnh lẽo cứ lặp đi lặp lại như xoáy vào lòng người.

Bài tập 2 trang 95 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Dàn ý cho bài văn phân tích trích đoạn bài thơ Khóc Dương Khuê:

Mở bài

 

Thân bài

Luận điểm 1

 

Luận điểm 2

 

Luận điểm 3

 

...

 

Kết bài

 

Trả lời:

Bài viết tham khảo:

Trong nền thơ hơn một nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Khuyến có một vị trí thật vẻ vang. Ông là nhà thơ của những bài thơ Việt Nam đích thực, những bài thơ mà ở đó, những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ Việt Nam thuần khiết, giản dị và đẹp đẽ. Trong những bài thơ ấy, cần phải nói tên một bài thơ không mấy ai không biết: bài Khóc Dương Khuê.

Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết vào năm 1902 khi Dương Khuê, người bạn tri kỷ qua đời vì bệnh tật. Từng câu chữ trong bài thơ là lời tâm sự, nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm trước vong linh bạn. Tâm trạng Nguyễn Khuyến lúc này như lặng đi, trùng xuống giữa những cảm xúc lẫn lộn và mơ hồ

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Đối mặt trước tin dữ, Nguyễn Khuyến vẫn không thể chấp nhận hiện thực phũ phàng ấy. Vốn cho rằng Dương Khuê ít tuổi hơn ông, còn không mang nhiều bệnh tật như mình, vậy mà số phận lại trớ trêu với người bạn ông thương.

Hình ảnh “chân tay rụng rời” diễn tả sự bàng hoàng, thảng thốt cho một nỗi đau ai oán, không thể cất lên thành lời. Đó cũng chính là nỗi băn khoăn mà nhà thơ luôn trằn trọc suy nghĩ, một kết thúc quá đỗi vô tình dành cho ông. Chỉ với bốn câu thơ ngắn, giọng thơ tự tình đầy nghẹn ngào, trong từng câu chữ thấm đẫm những giọt lệ nóng. Tiếng gọi “tôi”, “bác” xuất hiện dày đặc tựa như hai linh hồn đang hòa quyện, thấu hiểu, nương tựa nhau khiến niềm đau ấy nhân lên gấp bội.

Đối mặt với sự thật, Nguyễn Khuyến đành chấp nhận nỗi đau mất bạn nhưng vẫn luôn cho rằng điều đó thật sự phi lý. Lời thơ cất lên vừa chua xót, vừa trách than số trời đã định:

Ai chẳng biết chán đời là phải

Sao vội vàng đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Dẫu biết quy luật của cuộc sống con người, không ai có thể thoát khỏi vòng xoáy sinh lão bệnh tử nhưng cái chết đột ngột của Dương Khuê khiến nhà thơ cảm thấy thật vô lý. Sự ra đi ấy đã lấy đi của ông một người bạn hiền thấu hiểu cũng như niềm vui trong suốt năm tháng tuổi già. Vậy nên trước những thú vui tao nhã khi xưa, Nguyễn Khuyến chẳng còn hứng thú, chỉ thấy vô vị và nhạt nhòa.

Sau chữ “chẳng” xuất hiện năm lần là chữ “không” diễn tả sự trống vắng, cô đơn, sự buồn bã của nhà thơ. Người ra đi và kẻ ở lại cùng chung nỗi niềm tâm sự, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ thái độ chán nản của mình trước thời cuộc trong bài thơ Tiến sĩ giấy:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!

Không còn người bầu bạn, trò chuyện nên cuộc đời nhà thơ như mất hết ý nghĩa. Ông không muốn uống rượu, cũng chẳng thiết ngâm thơ, bởi:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Sử dụng điển tích, điển cố “giường”, “đàn” qua đó khéo léo nói về tình bạn của mình giống với tình bạn của Trần Phồn – Từ Trĩ, Tử Kỳ – Bá Nha trong sử sách xưa. Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để ai ngồi vào, chỉ dành riêng để tiếp bạn. Còn Bá Nha sau khi Tử Kỳ chết liền bỏ chơi đàn vì thấy không ai hiểu được tâm ý. Qua đó diễn tả nỗi buồn day dứt khôn nguôi, thể hiện tình nghĩa sâu nặng, thắm thiết của nhà thơ với người tri kỷ đã khuất. Chấm dứt dòng hồi tưởng ấy, Nguyễn Khuyến trở lại hiện thực, đưa tiễn bạn bằng tấm lòng chân thành, tình bằng hữu tri kỷ:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu ràng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn.

Có thể khẳng định rằng trong thơ Việt Nam đã có rất nhiều bài thơ hay thể hiện tình cảm đẹp đẽ chân thành, nhưng cả cho đến nay, chưa có bài thơ nào nói về tình bạn có thể sánh bằng bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Cái hay ấy trước hết xuất phát từ một tình bạn đẹp và chân thành của một tâm hồn cao thượng. Cái hay ấy còn là cái hay của một nghệ thuật diễn đạt, một ngôn ngữ diễn đạt gian dị, tự nhiên,đầy tính dân tộc, hoàn toàn phù hợp với nội dung tình cảm mà bài thơ cần diễn đạt.

Bài tập 3 trang 96 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Nội dung ý kiến được chuẩn bị để thảo luận về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

Trả lời:

Cuộc sống là những muôn vàn khó khăn trắc trở, đâu ai biết được ngày mai sẽ ra sao nó có thể là một ngày đầy nắng cũng có thể là một ngày xám xịt đầy mây đen, ta sẽ ra sao và những người ta gặp được ngày mai có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mình. Và tình bạn cũng là một mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Trong tình bạn không cần phân biệt giàu sang thấp hèn, không giới hạn về học thức, dù bạn già hay trẻ lớn hay bé, dù bạn sinh ra ở đâu bạn là người như thế nào và bạn là ai thì “tình bạn” là thứ không thể thiếu trong cuốn từ điển cuộc đời của mỗi con người.

Trong suốt cuộc đời của chúng ta ngoài tình cảm gia đình thiêng liêng thì còn có những tình bạn vô cùng chân thành, dù không phải là máu mủ ruột thịt nhưng tình cảm dành cho nhau như những người anh chị em trong gia đình. Những người bằng hữu tốt xuất hiện trong cuộc đời bạn giống như những cây bút màu tô vẽ thêm bức tranh cuộc sống và một tình bạn đẹp là phải trải qua nhiều khổ luyện mới có thể nhận ra giá trị thực sự của nó. Còn gì tuyệt vời hơn khi cuộc sống có những người bạn để chia sẻ giúp đỡ nhau khi cần thiết và đôi khi tình bạn còn lãng mạn hơn tình yêu.

Có bao giờ bạn tự hỏi “tình bạn là gì?” và cũng thật khó để định nghĩa về nó. Tình bạn không phải là điều gì cao sang, mà nó nhẹ nhàng đến với chúng ta bằng những cái ôm, những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống hay những cái tung hứng với nhau khi bạn ta khoe khoang về một thứ gì đó. Tình bạn là sự chấp nhận những cái khác biệt của nhau, là những lúc cùng nhau làm những điều điên rồ, cùng nhau ngồi khóc thâu đêm chỉ vì thất tình. Tình bạn không phải là trò chơi, cũng không phải là tiền bạc mà đó là sự quan tâm chia sẻ, sự cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, đôi khi một vài lúc vu vơ giận hờn nhưng rồi cũng sẽ làm lành lại. Một tình bạn thực sự là khi ta có thể vô tư đùa giỡn, hay từ những câu chuyện ngồi lê đôi mách, cho đến những tâm sự thầm kín nhất cùng nhau, cùng nhau chia sẻ bí mật. Tình bạn như một món quà mà thượng đế ban tặng cho con người, nhưng việc sử dụng nó như thế nào là do chính chúng ta quyết định.

Cặp đôi học trò Minh Hiếu và Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá) suốt 10 năm cõng bạn đi học không kể nắng mưa, ôi cái tình bạn làm cho người ta thấy cảm động biết bao. Minh Hiếu không chê bạn mình khuyết tật mà thay vào đó là cậu giúp đỡ Tất Minh ngày ngày đến trường, hai cậu học trò cứ gắn bó nhẹ nhàng như thế. Và rồi sau 12 năm đèn sách Minh Hiếu và Tất Minh đã gặt được thành quả như mong đợi. Đó là một minh chứng cho tình bạn đẹp vẫn còn tồn tại trong cuộc sống và cũng là tấm gương sáng cho biết bao nhiêu bạn học sinh.

Sự chân thành trong tình bạn có lẽ là điều quan trọng nhất. Nếu mình đối xử thực tận tâm và mong chờ một tình bạn đẹp đẽ thì chắc hẳn người kia sẽ cảm nhận được tấm lòng của mình. Sự giả dối và phản bội trong tình bạn là điều khó tha thứ nhất, khi kết bạn với một người, ta thường mong muốn và đặt hết niềm tin với họ và càng hy vọng lớn thì thất vọng càng sâu sắc. Chúng ta hãy thử đặt chính mình vào hoàn cảnh nếu bị phản bội? Chắc hẳn sẽ rất đau đớn và thất vọng, không ai muốn có một người bạn phản bội và không chân thành. Hiểu được như vậy mỗi người hãy cố gắng trở thành một người bạn tốt. Hãy luôn giúp đỡ bạn mỗi khi cần. Một tình bạn đẹp là khi trong tình bạn ấy không ai có thể quay lưng bỏ rơi bạn bè trong khi bạn gặp khó khăn. Có trải qua gian khó, mới biết ai thực sự là bạn. Người ở lại cùng mình đến sau cùng những khó khăn chính là người bạn tốt mà mình cần trân trọng.

Thế nhưng, không phải lúc nào ta cũng ủng hộ bạn. Khi bạn sai ta nên ứng xử thế nào? Theo nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki “Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn…”. Khi bạn sai, ta cần chỉ ra cho bạn thấy rằng bạn sai ở đâu và khuyên bạn cố gắng sửa lỗi. Còn nếu lựa chọn im lặng hoặc ủng hộ việc làm sai của bạn thì đó chưa thực sự là những người bạn. Những tình bạn thiếu sự thấu hiểu và chân thành giúp đỡ nhau sẽ luôn tồn tại những vết nứt, bạn đầu chúng rất nhỏ nhưng cả hai người đều không cố gắng sửa thì vết nứt ấy sẽ ngày càng lớn và đến ngày vỡ. Không chỉ riêng tình bạn mà bất cứ mối quan hệ nào, nếu không dũng cảm sửa sai cho nhau, không dũng cảm nói ra mà chỉ biết im lặng thì sớm muộn gì mối quan hệ ấy cũng đổ vỡ. Đến với nhau phải biết suy nghĩ vì nhau, bỏ bớt cái tôi ích kỉ mới có thể cầm tay nhau xây dựng lên một tình bạn đẹp. Có thể ban đầu bạn sẽ không thích với việc mình chỉ ra lỗi sai ấy nhưng nếu là một người tốt thì sớm muộn gì cũng hiểu tấm lòng của bạn thôi!

Tình bạn luôn là thứ tình cảm đặc biệt cần thiết và quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt các bạn học sinh, những người bạn là người đồng hành quan trọng không thể thiếu. Mỗi người hãy cố gắng xây dựng những tình bạn thật đẹp và tuyệt vời cho riêng mình bằng sự chân thành, bằng tấm lòng thật tốt. Bạn thì mỗi người sẽ có rất nhiều nhưng bạn thân thì không nhiều, tình bạn với bạn thân là thứ tình bạn tuyệt vời nhưng không phải ai cũng có được, nếu có hãy biết trân trọng! Đừng quá kiêu căng và đặt cái tôi của mình quá cao, phải vì nhau và cùng nhau mới vẽ lên được tình bạn trường tồn mãi mãi.

Phiếu học tập số 2

Bài tập 1 trang 98 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao (trích Nam Cao và khát vọng vè một cuộc sống lương thiện, xứng đáng – Nguyễn Văn Hạnh) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1: Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không?

Chọn:        Có □        Không □

Lí do: ........................................................................................

Câu 2: Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong văn bản:

............................................................................................................

Câu 3: Lí giải của tác giả về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học:

............................................................................................................

Câu 4: Những nội dung đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn”:

............................................................................................................

Câu 5: Điều văn bản giúp em hiểu về nhà văn Nam Cao:

............................................................................................................

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

C

Câu 2

B

Câu 3

A

Câu 4

D

Câu 5

B

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao là một VB nghị luận văn học, vì:

- Luận đề của VB: Vấn đề nhân vật trong truyện của Nam Cao.

- Các luận điểm:

+ Sở trường của Nam Cao trong xây dựng nhân vật: miêu tả ngoại hình và khắc hoạ tính cách, nội tâm.

+ Đặc điểm thế giới nhân vật trong truyện Nam Cao.

+ Cái nhìn đối với đời sống và tấm lòng đối với con người của Nam Cao thể hiện qua hệ thống nhân vật.

- Các luận điểm đều được làm sáng tỏ bởi lí lẽ và bằng chứng lấy từ tác phẩm của Nam Cao.

Câu 2:

- Nhận xét về lí lẽ được sử dụng trong VB: Nam Cao thật ra không miêu tả các thành phần xã hội, mà đi sâu vào các số phận, các kiếp người; các nhân vật của Nam Cao tô đậm thêm bộ mặt cùng quẫn, mất nhân tính của xã hội; thông thường, một tài năng tiểu thuyết thì sức mạnh tập trung ở hình tượng nhân vật; truyện của Nam Cao có sự kết hợp giữa năng lực quan sát, miêu tả với giọng trữ tình kín đáo, thiết tha,... Các lí lẽ nêu trên là những nhận định rất có lí của người viết trên cơ sở vốn kiến thức về bối cảnh văn học, về thể loại truyện cũng như khả năng cảm thụ các tác phẩm truyện của Nam Cao.

- Nhận xét về bằng chứng được sử dụng trong VB:

+ Các bằng chứng làm nổi bật sự mới mẻ của truyện Nam Cao, không chỉ trong thời đại nhà văn sống và sáng tác mà cả với thời đại ngày nay. Đó là Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn – những truyện vào loại xuất sắc nhất của Nam Cao.

+ Bằng chứng về một số tác phẩm xây dựng nhân vật có những điểm đặc biệt: Nghèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Một bữa no, Từ ngày mẹ chết, Ở hiên,...

+ Bằng chứng về các nhân vật trí thức thường băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về giá trị làm người: Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Lộc (Truyện người hàng xóm), Thứ (Sống mòn)....

+ Bằng chứng về những nhân vật khiến người đọc không thể nào quên được: Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, Thứ,...

Câu 3:

Sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học được tác giả lí giải trên các khía cạnh:

- Sở trường về xây dựng nhân vật (chú ý đặc biệt đối với những hạng người cùng khổ, dưới đáy xã hội, què quặt cả về thể xác lẫn tinh thần vì bị áp bức, hành hạ; những người có trình độ học vấn, có ý thức về thân phận và phẩm giá).

- Sức mạnh của tư duy nghệ thuật thể hiện thông qua hình tượng.

- Cái nhìn sâu sắc đối với đời sống và tấm lòng đối với con người.

Câu 4:

Để đi đến kết luận “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn, tác giả đã triển khai hai nội dung cơ bản: thứ nhất, thế giới nhân vật trong truyện Nam Cao phần lớn là những người đau khổ, đáng cảm thương; thứ hai, Nam Cao đã thể hiện cái nhìn nhân hậu, tấm lòng xót thương đối với những kiếp người, phận người. Hai điều đó có thể giúp người đọc tự rút ra bài học ứng xử trong cuộc sống.

Câu 5:

Đọc VB trên giúp ta hiểu được một số khía cạnh cơ bản về nhà văn Nam Cao:

- Bối cảnh sống và sáng tác của Nam Cao (thông tin được nêu ở cước chú (3) của VB cho biết Nam Cao chủ yếu sống và sáng tác trước năm 1945).

- Tầm vóc, vị trí của Nam Cao trong nền văn học hiện đại Việt Nam (một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX).

- Thể loại chủ yếu mà Nam Cao đã sáng tác: truyện.

- Sở trường của nhà văn Nam Cao: xây dựng nhân vật.

Bài tập 2 trang 98 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đề tài và dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây:

Nhan đề truyện ngắn: .............................................................

Tác giả: .........................................................................

Dàn ý cho bài văn:

Mở bài

 

Thân bài

Luận điểm 1

 

Luận điểm 2

 

Luận điểm 3

 

...

 

Kết bài

 

Trả lời:

Đề tài và dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây:

Nhan đề truyện ngắn: Bố tôi

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần

Bài viết tham khảo:

Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ đầy triển vọng của nền văn xuôi đương đại. Với ông, văn chương phải đẹp và nhân văn, hướng đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ của đời sống, bồi đắp thế giới, tầm hồn cho con người. Truyện ngắn “Bố tôi” là một câu chuyện về tình cảm gia đình đầy ấm áp và tình thương, tình cha con sâu đậm.

“Nguyễn Ngọc Thuần đến với văn chương chỉ là tình cờ, nhưng sự tính cờ ấy đã đem đến cho nhà văn một cánh cửa mới”. Nguyễn Ngọc Thuần xuất thân là một nhà mỹ thuật tài hoa, thế hệ nhà văn 7X ở Sài Gòn không hẹn mà gặp xuất thân từ mỹ thuật khá nhiều, cứ như học mỹ thuật để viết văn, làm thơ. Văn chương của Nguyễn Ngọc Thuần chạm đến tâm hồn bạn đọc bởi sự trong trẻo, dễ thương, khi viết cho người lớn phải là từ những trải nghiệm thực tế của cuộc sống, còn khi viết cho thiếu nhi, ông thường đặt mình vào đứa trẻ, vẽ nên một thế giới đầy trong sáng và niềm tin.

“Bố tôi” là truyện ngắn về tình cha con ấm áp. Người bố được miêu tả là một người cha yêu thương con hết mực, tận tình chăm sóc con, trân trọng từng món quá, từng bức thư mà con gửi. Ông rất yêu con, yêu từng nét chữ của con dù không biết đó là chữ gì. Dù cuộc sống có thay đổi, thì ông vẫn luôn đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành của mình.

Nhân vật người bố được khắc họa là một người cha yêu thương con hết mực. Vì có cách biệt về địa lý, ông không thể bên cạnh, đồng hành sát bên khi con trưởng thành. Thế nhưng, ông vẫn luôn theo dõi và quan tâm đến cuộc sống của con. Hai cha con giao tiếp với nhau qua từng bức thư con gửi. Ông trân trọng điều đó, trân trọng từng nét chữ của con. Vào mỗi cuối tuần, khi đi nhận thư, ông đều mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, nhận bức thư của con. Dù không thể hiểu được nội dung của bức thư, ông vẫn cảm nhận được từng nét chữ, nghĩ suy, tâm tư của con qua từng cái “chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu”.

Khi người vợ hỏi ông tại sao lại không nhờ người đọc hộ bức thư, ông liền bảo rằng: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”. Có thể thấy, ông như một người bạn đồng hành của con, tôn trọng quyền riêng tư và độc lập của con. Ông không muốn người khác đọc bức thư của con gửi, vì ông hiểu con hơn bao giờ hết, hiểu con qua từng con chữ giản đơn. Những lá thứ được ông giữ một cách cẩn thận, ngắm nhìn nó từng ngày “những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt”.

Sau này, trên hành trình trưởng thành của “tôi” đã không còn bố nữa, ngày đầu tiên bước chân vào trường đại học đã không còn bố dìu dắt cạnh bên. Thế nhưng, chỉ riêng “tôi” mới có thể cảm nhận được, rằng bố luôn “đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời”.

Truyện ngắn “Bố tôi” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện nhẹ nhàng mang đầy ý nghĩa về tình cảm gia đình, sự hy sinh cao của người bố. Ngay cả khi bố không còn bên cạnh, thì tình cảm, sự gắn kết giữa hai bố con vẫn không hề nhạt phai, đồng hành cùng năm tháng trưởng thành của con.

Cha ơi bóng cả cây ca

Chở che con những lao đao cuộc đời

Cha cho con tình yêu thương và cuộc sống

Là mây trời lồng lộng chở che con.

Bài tập 3 trang 99 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày.

Vấn đề đáng quan tâm: .............................................................

Dàn ý cho bài nói:

Mở đầu

 

Triển khai

Luận điểm 1

 

Luận điểm 2

 

Luận điểm 3

 

...

 

Kết thúc

 

Một số điều cần chú ý khi trình bày: ............................................

Trả lời:

Vấn đề đáng quan tâm: an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.

Dàn ý cho bài nói:

Mở đầu

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.

Triển khai

Luận điểm 1

Thực trạng về an toàn giao thông hiện nay:

Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng phổ biến.

Luận điểm 2

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

- Do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông

- Những người điều khiển phương tiện giao thông không nắm được luật giao thông

- Sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông như: lạng lách, đua xe, đi xe không đúng tốc độ, không đúng làn đường quy định.

- Say xỉn khi tham gia giao thông

- Những người đi bộ, người bán hàng rong đi không đúng đường quy định.

- Lỗi do phương tiện giao thông yếu kém

- Những phương tiện giao thông đã quá cũ kĩ không thể tiếp tục tham gia giao thông

- Lỗi do cơ sở hạ tầng yếu kém: giao thông có những ổ voi, ổ gà, đường quá chật,….

Luận điểm 3

Hậu quả:

- Nhiều người thiệt mạn

- Mất mát về tiền của, vật chất của con người

- Ùn tắc giao thông, mất trật tự xã hội

Luận điểm 4

Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông:

- Đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông…

- Đưa ra những chính sách phù hợp nhằm mang tính chất răn đe phòng ngừa những người tham gia giao thông để họ có thể tham gia giao thông an toàn.

- Làm tốt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cũng như khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông.

Kết thúc

Nêu cảm nghĩ của cá nhân em về tai nạn giao thông.

Một số điều cần chú ý khi trình bày:

- Người nói cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc, đúng trọng tâm; kết hợp các kĩ năng thuyết trình khác.

- Người nghe cần ghi chép, đặt câu hỏi với tinh thần phản biện, góp ý và rút kinh nghiệm.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác