Đọc văn bản Khóc Dương Khuê trích, Nguyễn Khuyến và thực hiện các yêu cầu

Bài tập 1 trang 95 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc văn bản Khóc Dương Khuê (trích, Nguyễn Khuyến) và thực hiện các yêu cầu:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

A

B

C

D

Câu 3

A

B

C

D

Câu 4

A

B

C

D

Câu 5

A

B

C

D

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:  Tâm trạng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:

...........................................................................................................

Câu 2: Những biểu hiện cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình:

...........................................................................................................

Câu 3: Các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp:

Từ láy

Hiệu quả nghệ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: Những việc cần làm để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích:

...........................................................................................................

Tác dụng của việc sử dụng các điển tích đó: ..................................................

Câu 5: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ ở những câu thơ đã dẫn:

...........................................................................................................

Trả lời:

Khoanh tròn phương án đúng:

Câu 1

B

Câu 2

A

Câu 3

B

Câu 4

D

Câu 5

C

Điền nội dung phù hợp:

Câu 1:

Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện nhiều cung bậc tâm trạng:

- Vui mừng vì ở lần gặp ba năm trước, thấy tinh thần của người bạn già vẫn ổn.

- Đau đớn rụng rời khi nghe tin bạn mất.

- Cảm thấy cô độc vì mất đi người tri âm tri kỉ.

- Nén nỗi đau vào lòng vì không biết san sẻ cùng ai.

Câu 2:

Những biểu hiện tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn:

- Quan tâm, hỏi han nhau khi gặp gỡ, vui vì bạn tuy đã già mà tinh thần vẫn chưa có chuyện gì đáng lo.

- Đau đớn, hụt hẫng khi biết tin bạn mất.

- Khi không còn người tri âm, chẳng màng đến cả những thú vui tao nhã.

- Bộc lộ nỗi nhớ thương sâu sắc trước nghịch cảnh kẻ mất người còn.

Câu 3:

Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong các câu thơ:

Vội vàng (Vội vàng sao đã mải lên tiên): từ này thường nói về sự gấp gáp trong hành động, ở đây được dùng để làm nổi bật ý: cái chết của bạn đột ngột đến vô lí.

– Đắn đo (Câu thơ nghĩ đắn đo không viết): làm thơ là bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên - khi trong lòng có cảm hứng mãnh liệt, vậy mà giờ đây tác giả có sự cân nhắc giữa làm và không làm, chứng tỏ tin bạn mất đã chi phối sâu sắc mọi hoạt động trong đời sống của nhà thơ.

– Hững hờ (Giường kia treo cũng hững hờ): cả câu thơ vốn nhắc điển tích nói về sự yêu quý, trân trọng đối với bạn của Trần Phồn thời Hậu Hán ở Trung Quốc; dùng từ hững hờ gắn với điển này, câu thơ hàm ý rằng, những điều dành cho nhau xưa nay ấm áp là thế, giờ đây khi bạn mất rồi, mọi thứ trở nên lạnh nhạt, không còn ý nghĩa. - Chứa chan (Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan): tuổi già, không còn sức, đến nước mắt cũng chỉ “như sương”, nhưng không cần “ép” thì nó vẫn ứa ra tự nhiên, dù chẳng “chứa chan thì tình cảm vẫn vô cùng sâu đậm.

Câu 4:

- Để biết ý nghĩa của điển tích, em đọc phần chú thích đưới chân trang.

- Tác dụng: Làm nổi bật lên cảm xúc của tác giả và tình cảm dành cho người bạn đã ra đi.

Câu 5:

Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công trong đoạn thơ:

– Điệp từ: không viết – viết đưa ai; không có – không mua – không tiền – không viết – Điệp cấu trúc: giường kia treo cũng – đàn kia gẩy cũng

Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo như vậy khiến cho các câu thơ cứ vấn vít, xoắn quyện lấy nhau, cảm giác trống vắng và lạnh lẽo cứ lặp đi lặp lại như xoáy vào lòng người.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác