Vở thực hành Ngữ văn 8 Bạn đã biết gì về sóng thần - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Bạn đã biết gì về sóng thần sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 8.

Chuẩn bị đọc

Bài tập trang 20 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Những hiểu biết của em về sóng thần là:

.....................................................................

Giả định nếu chẳng may gặp sóng thần, để bảo vệ mình và hỗ trọ những người xung quanh, em cần làm (những) việc như:

................................................................

Trả lời:

- Những hiểu biết của em về sóng thần là: - Sóng thần là một trong những loại thiên tai nguy hiểm, có thể gây thiệt hại nặng nề cho cả người và của.

- Giả định nếu chẳng may gặp sóng thần, để bảo vệ mình và hỗ trọ những người xung quanh, em cần làm (những) việc như:

+ Chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên;

+ Phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán;

+ …

Trải nghiệm cùng văn bản

Bài tập trang 20 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Câu hỏi

Kĩ năng đọc

Câu trả lời của em

Cách em thực hiện kĩ năng đọc

Câu 1, 2: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết điều gì?

Theo dõi



Câu 3: Điều khiến cho sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là gì?

Đọc quét



Câu 4: Hình ảnh minh họa ở đoạn văn “Sóng thần đã được nhắc đến... Pa-pua Niu Ghi-nê” có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn không? Vì sao?

Đọc hiểu phương tiện phi ngôn ngữ



Trả lời:

Câu hỏi

Kĩ năng đọc

Câu trả lời của em

Cách em thực hiện kĩ năng đọc

Câu 1, 2: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết điều gì?

Theo dõi

Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết bài học sẽ tìm hiểu về sóng thần.

Đọc nhan đề và hệ thống đề mục và đưa ra nhận xét.

Câu 3: Điều khiến cho sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là gì?

Đọc quét

- Sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là khi nó đến gần bờ.

Đoạn bao quát văn bản và đưa ra đáp án.

Câu 4: Hình ảnh minh họa ở đoạn văn “Sóng thần đã được nhắc đến... Pa-pua Niu Ghi-nê” có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn không? Vì sao?

Đọc hiểu phương tiện phi ngôn ngữ

Hình ảnh minh họa ở đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn. Vì nó giúp cho người đọc dễ hình dung được sự thay đổi và đường di chuyển của sóng thần.

Nhìn hình ảnh và đọc văn bản, từ đó đưa ra nhận xét .

Suy ngẫm và phản hồi

Bài tập 1 trang 20 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Mục đích viết của văn bản là: ............................

Những đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích viết:

+ Đặc điểm về cấu trúc của văn bản:

...........................................................................

+ Đặc điểm về cách sử dụng ngôn ngữ của văn bản:

..................................................

Trả lời:

- Mục đích viết của văn bản là: giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng sóng thần để cung cấp những thông tin sau cho người đọc như: cách hiểu về khái niệm sóng thần, cơ chế hình thành và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sóng thần, dấu hiệu sắp có sóng thần, các thảm hoạ sóng thần trong lịch sử. Từ đó khẳng định: đây là VB thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

- Những đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích viết:

+ Đặc điểm về cấu trúc của văn bản:

Cấu trúc của VB thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên

Chức năng

Cấu trúc của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?

Sa-pô

Giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết, tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.

Không có

Phần mở đầu

Giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên.

Nội dung "Sóng thần, trong tiếng Nhật ... lấy đi mạng sống của hàng trăm nghìn người ở hơn mười quốc gia" giới thiệu khái quát về sóng thần.

Phần nội dung

Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên; cung cấp thông tin về một số thảm hoạ sóng thần trong lịch sử.

Nội dung "Cơ chế hình thành sóng thần", "Nguyên nhân", "Dấu hiệu sắp có sóng thần" trình bày thông tin giải thích cho nguyên nhân xuất hiện, quá trình diễn ra và dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của hiện tượng sóng thần. Ngoài ra, phần nội dung của VB này còn giới thiệu một số thảm hoạ sóng thần trong lịch sử để giúp người đọc hình dung rõ hơn về mức độ nguy hiểm của sóng thần.

Phần kết thúc

Thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

Không có

+ Đặc điểm về cách sử dụng ngôn ngữ của văn bản: VB sử dụng một số từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học địa lí (ví dụ như: mảng kiến tạo, động đất, núi lửa, thuỷ triều, ... ), động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (ví dụ như: dịch chuyển, va chạm, trồi, dao động, ... ), từ ngữ miêu tả trình tự (ví dụ: đầu tiên, sau đó, ... ).

Bài tập 2 trang 20 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hoàn thành bảng sau để chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn:

Đoạn văn

Cách trình bày thông tin

Căn cứ xác định

cách trình bày thông tin

“Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa ... A-lát-xca năm 1958 cao đến 525m.”



“Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất”...

“trong khu vực “vành đai lửa Châu Á - Thái Bình Dương.”



“Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình ... kiếm nơi cao để trú ẩn, trước khi sóng thần đến.”



Trả lời:

Đoạn văn

Cách trình bày thông tin

Căn cứ xác định

cách trình bày thông tin

“Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa ... A-lát-xca năm 1958 cao đến 525m.”

Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả.


Sử dụng từ ngữ thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các thông tin: Do vậy

“Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất”...

“trong khu vực “vành đai lửa Châu Á - Thái Bình Dương.”

Trình bày thông tin theo mức độ quan trọng của thông tin, thể hiện rõ mối quan hệ giữa thông tin chính với thông tin chi tiết.


Thể hiện ở trình tự trình bày thông tin chính và thông tin chi tiết trong đoạn văn:

- Trình bày thông tin chính trước:

Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước), ...

- Sau đó trình bày thông tin chi tiết (thảm hoa sóng thần ngày 26/12/2004... ) để làm ví dụ minh hoạ cho ý chính.

“Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình ... kiếm nơi cao để trú ẩn, trước khi sóng thần đến.”

Trình bày thông tin

theo trật tự thời gian

và quan hệ nhân quả


- Trình bày thông tin về diễn tiến xuất hiện, dấu hiệu cảnh báo sóng thần ở khu vực bờ biển: các thông tin được trình bày theo trật tự thời gian: Dấu hiệu đầu tiên là ..., Bỗng nhiên ... , sau đó ...

- Trình bày thông tin theo quan hệ nhân quả: sử dụng từ ngữ thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các thông tin: Do vậy ...

Bài tập 3 trang 21 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Sóng thần đã được nhắc đến từ thời thượng cổ. Năm 365, sóng thần tại A-lếch-xan-đri-a làm hàng nhìn người thiệt mạng. Sóng thần tai hại nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, sau khi núi lửa Kra-ca-tô-a tại In-đô-nê-xi-a phun trào khiến 36 000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23m làm hơn 26 000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11m làm hơn 1 000 người thiệt mạng tại Chi-lê. Ngày 16/8/1976, hơn 5 000 người chết tại vịnh Mo-ro, Phi-líp-pin vì sóng thần. Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2 100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê”.

Thông tin cơ bản của đoạn văn là: .............................................................................

Thông tin cơ bản trên đã được thể hiện bằng những chi tiết như: .............................

Vai trò của những chi tiết ấy trong đoạn văn là: ........................................................

Trả lời:

- Thông tin cơ bản của đoạn văn là: Từ thời thượng cổ, sóng thần đã gây ra những thảm hoạ khủng khiếp cho con người.

- Thông tin cơ bản trên đã được thể hiện bằng những chi tiết như: sóng thần tại A-lếch-xan-đri-a năm 365, sóng thần ở In-đô-nê-xi-a năm 1883, sóng thần ở Nhật Bản năm 1896, sóng thần ở Chi-lê năm 1960, sóng thần ở Phi-líp-pin năm 1976, sóng thần ở Pa-pua Niu Ghi-nê năm 1998.

- Vai trò của những chi tiết ấy trong đoạn văn là: minh hoạ để làm rõ hơn cho thông tin cơ bản: Từ thời thượng cổ, sóng thần đã gây ra những thảm hoa khủng khiếp cho con người.

Bài tập 4 trang 21 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:

............................................................................

Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của những phương tiện phi ngôn ngữ ấy trong văn bản: ..................................................................

Trả lời:

- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là: sơ đồ, hình ảnh.

- Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của những phương tiện phi ngôn ngữ ấy trong văn bản: làm cho thông tin của VB trở nên trực quan, rõ ràng hơn; giúp người đọc dễ hình dung hơn về những thông tin được trình bày; từ đó hiểu VB dễ dàng hơn.

Bài tập 5 trang 21 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Sau khi đọc văn bản, (những) điều em hiểu thêm về sóng thần là: .........................

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản, (những) điều em hiểu thêm về sóng thần là về cơ chế hình thành sóng thần và các nguyên nhân gây ra các thảm họa sóng thần. Cùng với đó, em cũng hiểu rõ hơn về hậu quả và sức tàn phá mà các đợt sóng thần gây ra cho nhân loại.

Bài tập 6 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế một áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần: .......................................

Trả lời:

Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần thiết kế một áp phích

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác