Vở thực hành Ngữ văn 7 Thực hành Tiếng Việt trang 66, 67 - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Thực hành Tiếng Việt trang 66, 67 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7.

Bài tập 1 trang 66 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1: Những từ ngữ địa phương câu văn “Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…”

Căn cứ để xác định những từ ngữ trên là từ ngữ địa phương.

Trả lời:

Trong câu văn trên, từ ngữ có thể được xem là từ ngữ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc, o, gáo mù u. Vì đây đều là những từ ngữ phát sinh từ điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của người dân bản địa.

Bài tập 2 trang 66 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1: Điền nội dung thích hợp vào bảng dưới đây:

Từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến

Từ ngữ được dùng ở địa hương em hoặc có từ ngữ toàn dân tương ứng (nếu có)













Trả lời:

Từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến

Từ ngữ được dùng ở địa hương em hoặc có từ ngữ toàn dân tương ứng (nếu có)

o

Trẹc

Mẹt

Duống

Đưa xuống

Xắt

Thái, cắt

Bài tập 3 trang 67 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1: Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương trong văn bản Chuyện cơm hến:

Trả lời:

Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong “Chuyện cơm hến” là: giúp cho nhà văn có thể thể hiện một cách chân thực nhất về món ăn đặc sản nơi đây, từ đó gây được chú ý cho người đọc, tạo môi trường địa phương cho câu chuyện.

Bài tập 4 trang 67 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1: Một từ ngữ địa phương chỉ sự vật ở các vùng miền và từ ngữ toàn dân tương ứng.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân tương ứng









Trả lời:

Địa phương

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

(tương ứng)

Miền Bắc

Bầm

Mẹ

Miền Trung

Tru

Trâu

Miền Nam

Ngã

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác