Vở thực hành Ngữ văn 7 Thực hành viết trang 28, 29, 30 - Kết nối tri thức
Với giải vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Thực hành viết trang 28, 29, 30 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7.
I. Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Bài tập 1 trang 28 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1: Em dự định làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: …………..
Đề tài: …………..
Trả lời:
a. Xác định đề tài và cảm xúc
Em có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như: nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước, và ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến.
b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Sau khi đã xác định được để tài và tình cảm, cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để thể hiện cảm xúc đó.
Ví dụ, nếu định viết về một vẻ đẹp của thiên nhiên, em có thể dùng hình ảnh bông hoa, chiếc lá, giọt sương, áng mây,... để gửi gắm cảm xúc của mình. Nếu có cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến khi về nghỉ hè, chia tay thầy cô, bạn bè, mái trường, em có thể dùng hình ảnh hoa phượng rơi, chiếc trống trường nằm yên, sân trường vắng để thể hiện cảm xúc.
- Tiếp theo, em hãy liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên.
Chẳng hạn miêu tả hình ảnh áng mây, em có thể triển khai cảm xúc theo hướng tả cảnh mây bay (mây xuất hiện khi nào, ở đâu, mây màu gì, có hình thù như thế nào, bay lửng lơ chậm chạp hay bay nhanh hối hả; những sự vật, hiện tượng thiên nhiên xung quanh như mặt trời, mặt trăng, những vì sao, ánh sáng... có đặc điểm ra sao); hoặc tưởng tượng về hành trình du lịch của áng mây (máy bay về đâu, gặp gỡ những ai, trò chuyện những gì, “cuộc đời của mây kết thúc thế nào,...).
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm xúc động trước sự mong manh của áng mây trước gió, suy ngẫm về vòng tuần hoàn của các hiện tượng thiên nhiên,
c. Tập gieo vần
Chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vần thích hợp.
Bài tập 2 trang 28 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1: Những yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
Trả lời:
Yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ | |
Hình thức nghệ thuật |
Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng |
Các dòng thơ bắt vần với nhau (vần liền, vần cách, vần hỗn hợp) | |
Nhịp thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc | |
Hình ảnh để biểu đạt cảm xúc | |
Biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm | |
Nội dung |
Tình cảm, cảm xúc của em |
Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ |
Bài thơ bốn chữ:
Tiếng Dòng |
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
||||
2 |
||||
3 |
||||
4 |
||||
Bài thơ năm chữ
Tiếng Dòng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
|||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
Trả lời:
Bài thơ bốn chữ:
Tiếng Dòng |
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
Mùa |
xuân |
đi |
rồi |
2 |
Nhiều |
hoa |
vắng |
mặt |
3 |
Như |
chị |
hoa |
đào |
4 |
Ra |
đi |
trước |
nhất |
5 |
Các |
chị |
thược |
dược |
6 |
Hoa |
cúc |
hoa |
hồng |
7 |
Thảy |
đều |
lần |
lượt |
8 |
Theo |
bước |
mùa |
xuân |
9 |
Chỉ |
còn |
hàng |
cây |
10 |
Đung |
đưa |
theo |
gió |
Bài thơ năm chữ:
Tiếng Dòng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Con |
sóng |
trước |
vừa |
ngã |
2 |
Con |
sóng |
sau |
lại |
quỳ |
3 |
Sóng |
không |
hề |
biết |
mỏi |
4 |
Lặn |
ngụp |
và |
bơi |
thi |
II. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Tác giả …………….
Trả lời:
Bài thơ: Chiều sông Thương
Tác giả: Hữu Thỉnh
Mở đoạn |
|
Thân đoạn |
|
Kết đoạn |
Trả lời:
Mở đoạn |
- Giới thiệu về bài thơ và cảm xúc chung và bài thơ. |
Thân đoạn |
- Phân tích hình ảnh dòng sông Thương bên chiều thu thơ mộng. - Cảm xúc của tác giả và những tâm tư |
Kết đoạn |
- Khái quát lại cảm xúc về bài thơ cùng tình cảm với dòng sông. |
Trả lời:
Viết về quê hương và tình yêu quê hương, bài thơ "Chiều sông Thương" của Hữu Thỉnh là một bài thơ hay, đáng yêu. Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang. Chiều thu đẹp thơ mộng bên sông Thương, thuộc vùng Bố Hạ, Việt Yên là thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật, được miêu tả và cảm nhận. Người đi xa về thăm quê (người lính?) trìu mến, bâng khuâng dõi nhìn cảnh vật quê hương là tâm trạng nghệ thuật. Buổi chiều trong thơ, nhất là chiều.thu thường mán mác buồn, nhưng "Chiều sông Thương" lại nhiều thiết tha, bâng khuâng rạo rực. Người đi xa trở về thăm quê, mắt như ôm trùm cảnh vật, hồn như đang nhập vào cảnh vật, bước chân thì "dùng dằng", níu giữ, vấn vương. Có lẽ vì cô gái Kinh Bắc xinh đẹp (hoa Quan họ) mà chàng trai thấy "nở tím" cả dòng sông quê nhà; đôi bàn chân cứ "dùng dằng" mãi
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT