Vở thực hành Ngữ văn 7 Luyện tập tổng hợp trang 79, 80, 81, 82, 83 - Kết nối tri thức
Với giải vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Luyện tập tổng hợp trang 79, 80, 81, 82, 83 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7.
Phiếu học tập số 1
- Khoanh tròn phương án đúng:
Câu 1: A – B – C – D
Câu 2: A – B – C – D
- Điền nội dung phù hợp:
Câu 1: Những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết thời gian, không gian của các sự việc xảy ra trong câu chuyện:
Câu 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện (khoảng 7-10 câu)
Câu 3: Các sự việc trong câu chuyện được kể theo trình tự
Câu 4: Những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật người cha-tía nuôi của cậu bé An.
Trả lời:
Câu 1:Đáp án đúng: D
Cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 2:Đáp án đúng: C.
Người kể chuyện vừa chứng kiến vừa trực tiếp tham gia vào sự việc.
Câu 3:Các sự việc trong câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.
Câu 4:Những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật cha- tía nuôi của cậu bé An là:
- An ơi, nằm xuống mau. Nó thả cái gì đen đen xuống kia. Nó thả…- Tía tôi nói chưa dứt câu, vội đẩy tôi nằm dí xuống cỏ…
- An ơi! Chưa bao giờ tôi nghe ông kêu to như vậy, một thứ tiêng kêu rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng.
+ Tía nuôi tôi tay vớ chiếc nỏ, tay lôi tôi nhỏm dậy.
→ Tía nuôi của cậu bé An là một người ấm áp, giàu tình yêu thương, dù An là con nuôi nhưng Tía đã dành hết tình yêu thương của mình cho An.
Trả lời:
Nhân vật người tía trong đoạn trích “Rừng cháy” là một nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo nên linh hồn của câu chuyện. Giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện với sự chân thật, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.
Trả lời:
Tác phẩm đã khắc họa cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp của cha con cậu bé An. Truyện vẽ nên khung cảnh rừng khô hoang sơ, kì vĩ đã chở che, tạo nên những cảm xúc êm dịu trong lòng con người nơi đây. Nhưng khung cảnh đẹp đẽ không tồn tại được bao lâu khi giặc Pháp kéo đến tàn phá khu rừng. Từng đợt bom cứ vô tình phòng xuống, phá hoại tất cả. Hai cha con bé An hốt hoảng bỏ chạy khỏi sự tàn phá. Thú trong rừng cũng thi nhau chạy để tìm sự sống cho mình để lại trong lòng An là những buồn lo, mải miết và sự tiếc nuối về khu rừng nhiều kỉ niệm.
Phiếu học tập số 2
- Khoanh tròn phương án đúng:
Câu 1: A – B – C – D
Câu 2: A – B – C – D
- Điền nội dung phù hợp:
Câu 1: Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ:
Câu 2: Hình ảnh đất nước hiện lên trong cảm nhận của nhà thơ:
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài:
Tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Câu 4: Các dòng thơ căn nhà dột phên không ngăn nổi gió/ vẫn yêu nhau trong từng hơi thở gợi cho em những liên tưởng về đất nước, con người Việt Nam
Trả lời:
Câu 1:Đáp án đúng: C.
Không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu.
Câu 2:
- Điền nội dung phù hợp:Đáp án đúng là: C.
Ẩn dụ.
Câu 1: Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ: tôi yêu đất nước này áo rách, yêu nhau trong từng hơi thở, thương cây nhớ cội hoài, tôi yêu đất nước này như thế.
Câu 2: - Trong cảm nhận của nhà thơ, hình ảnh đất nước được hiện lên vô cùng giản dị, gần gũi tuy “nhà dột phên không ngăn nổi gió” nhưng “vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”.
- Đất nước còn gắn liền với những hình ảnh thân thương gần gũi của thiên nhiên, con người: như yêu cây cỏ ở trong vườn/ như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương/ nuôi tôi thành người hôm nay.
- Đất nước gắn liền với những nét văn hóa đẹp đẽ: âm nhạc dân gian (mái đẩy, vọng cổ), tục lệ thờ cúng ông Táo của người dân.
Câu 3: lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
- BPTT được sử dụng là ẩn dụ, “cây” và “cội” là hình ảnh biểu tượng cho quê hương, đất nước, những điều giản dị mà thân thuộc tác giả sẽ không bao giờ quên
Câu 4: “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
vẫn yêu nhau trong từng hơi thở"
Chỉ với hai câu thơ nhưng lại gợi lên trong em rất nhiều liên tưởng, đất nước Việt Nam thuở đó nghèo khó, đến nhà còn dột, phên không ngăn nổi gió nhưng giữa ngàn khó khăn trắc trở đó thì con người vẫn dạt dào, tràn ngập yêu thương.
Trả lời:
Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho những sáng tác thi ca nhạc họa. “Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Ngay từ nhan đề bài thơ đã thông báo, truyền tải đến độc giả về một tình yêu thiêng liêng, sâu đậm: tình yêu nước. Tiếp đó là những câu thơ bình dị, không viết hoa đầu dòng, không có dấu chấm, dấu phẩy. Hình thức thơ độc đáo này như một sự khẳng định về mạch nguồn chảy mãi, không ngắt quãng, không chịu dừng lại. Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương, trở đi trở lại qua điệp từ “tôi yêu”:
tôi yêu đất nước này áo rách
…
tôi yêu đất nước này như thế
Ý thơ hoà quyện giữa khung cảnh thanh bình và hiện thực tàn khốc. Làng quê đất nước hiện lên thơ mộng nhưng cũng mang đậm giá trị hiện thực “đất nước áo rách”, “căn nhà dột phên”. Và, cuộc sống của những con người ở đó, nơi chiến trinh lửa đạn đi qua đầy những cơ cực nhưng cũng để lại muôn vàn thương yêu. Từng chi tiết bình dị, thân thuộc đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên nhất: “cây cỏ trong vườn”, “bài mái đẩy”, “câu vọng cổ” … Tất cả đã đi vào trong thơ của Trần Vàng Sao một cách tự nhiên và chan chứa yêu thương.
Trả lời:
Ta làm con chim hót
Ta làm một canh hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT