Vở thực hành Ngữ Văn 7 Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

Bài tập 1 trang 51 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chọn và ghi lại những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu miêu tả về hạt dẻ, rừng dẻ mà tác giả sử dụng trong Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát. Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp đó?

Từ ngữ/ hình ảnh

(miêu tả hạt dẻ, rừng dẻ)

Cảm nhận của tôi

(về vẻ đẹp của hạt dẻ, rừng dẻ)



Trả lời:

Từ ngữ/ hình ảnh

(miêu tả hạt dẻ, rừng dẻ)

Cảm nhận của tôi

(về vẻ đẹp của hạt dẻ, rừng dẻ)

- Nhiều người nói với tôi, đã đi khắp trên đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. Cái đó thì…vưỡn.

- Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhỉ.

- Thật tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn. - Rừng dẻ khe khẽ hát như rang… Ta ngồi đây để có được phút lặng yên.

Tác giả đã bày tỏ cảm xúc tự hào về một món ăn đặc sản của Trùng Khánh, món ăn của quê hương ông. Qua đó, ta thấy được ông dành tình cảm vô cùng đặc biệt với một món ăn đặc trưng với nhiều kỉ niệm gắn bó.

Bài tập 2 trang 51 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định phương thức biểu đạt chính, biện pháp tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn bên dưới:

Bạn hãy đến Trùng Khánh vào những ngày trời trong mây cao. Khói đốt đồng đâm thẳng lên trời cao như cây sào. Không gian tứ bề yên ắng, tĩnh mịch. Bạn sẽ được nghe hạt dẻ hát. Những cánh rừng dẻ râm ran đang vào vụ. Ban ngày thì dẻ lao xao, rì rào, tí tách rơi theo nhịp. Hạt dẻ rơi rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên. Lũ gà rừng đang đi hôi của, bỗng chúng gật đầu bảo nhau dừng lại. Một chân đứng làm trụ, còn một chân khều hạt. Chúng lấy mỏ mổ toọc toọc liên tiếp lên thân hạt dẻ. Một phát trúng, mười một phát trượt. Bởi vỏ hạt dẻ vừa dày vừa cứng.

- Phương thức biểu đạt chính:...............................................................................

- Tác dụng:..........................................................................................................

- Biện pháp tu từ:.................................................................................................

- Tác dụng:..........................................................................................................

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

- Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ nét về cánh rừng dẻ ở Trùng Khánh.

- Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa.

- Tác dụng: khiến hình ảnh về cây dẻ trở nên gần gũi, sinh động với người đọc hơn. Đồng thời, tăng sức biểu cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.

Bài tập 3 trang 52 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại 3 câu thể hiện cảm xúc của tác giả mà em ấn tượng nhất vào bảng sau:

Câu văn

Cảm xúc của tác giả



Trả lời:

Câu văn

Cảm xúc của tác giả

- Nhiều người nói với tôi, đã đi khắp trên đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. Cái đó thì…vưỡn.

- Thật là tuyệt vời, khi được đi lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn.

- Người quê tôi hiền hòa như mây nước. Người quanh năm cấy cày mà thơ ngát như cỏ hoa. Cứ nhìn thấy mặt nhau là cười sung sướng.

- Thể hiện sự tự hào về thức quà của quê hương.



- Thể hiện tình yêu với thiên nhiên, hòa mình vào cảnh đẹp.


- Thể hiện tình yêu đối với quê hương, con người nơi đây.

Bài tập 4 trang 52 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chủ đề văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là gì?

Trả lời:

Chủ để của văn bản là quà tặng thiên nhiên, dựa vào nội dung của văn bản viết về hạt dẻ - một món ăn đặc trưng vô cùng đặc biệt của Trùng Khánh.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác