Vở thực hành Ngữ Văn 7 Thực hành Tiếng Việt trang 54 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Thực hành Tiếng Việt trang 54 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

Bài tập 1 trang 54 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Điền vào chỗ trống.

Tính mạch lạc trong văn bản được thể hiện:...........................................................

Sự khác biệt ngôn ngữ của các vùng miền được thể hiện trên các phương tiện:.......

............................................................................................................................

Tác dụng của sự khác biệt ngôn ngữ của các vùng miền:........................................

Trả lời:

- Tính mạch lạc trong văn bản được thể hiện: các phần, các đoạn, các câu đều cùng nói về một chủ đề, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lí, ý nghĩa.

- Sự khác biệt ngôn ngữ của các vùng miền được thể hiện trên các phương tiện: ngữ âm, mặt từ vựng. Chẳng hạn, cùng là một vật dụng dùng để ăn cơm nhưng miền Bắc gọi là “bát”, miền Nam gọi là “chén”, miền Trung gọi là “đọi”

- Tác dụng của sự khác biệt ngôn ngữ của các vùng miền: góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú hơn.

Bài tập 2 trang 55 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ rõ tính mạch lạc của đoạn văn sau:

Người quê tôi sống lâu. Thường cứ phải ngoài tám mươi, thậm chí chín mươi. Người sống lâu, một phần nhờ vào môi trường sinh thái của rừng cây dẻ. Nhìn vẻ ngoài thì cây khô khốc. Vỏ nứt toác. Nhưng thịt cây vàng tươi, săn chắc. Chặt xuống một năm ròng, mà lá vẫn mọc. Ai nói qua tai, đấy là sự tương quan môi sinh tới con người.

(Y Phương – Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát)

Trả lời:

Tính mạch lạc trong đoạn văn được thể hiện: chúng có sự liên kết vì đều tập trung thể hiện nội dung, ý nghĩa về người Trùng Khánh, mượn hình ảnh cây dẻ để nói về con người nơi đây.

Bài tập 3 trang 55 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Gạch chân các từ địa phương theo vùng miền và nêu tác dụng của những từ ngữ đó.

Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sâu chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,…Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

(Nguyễn Ngọc Tư – Mùa phơi sân trước)

Trả lời:

- Các từ ngữ địa phương:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Thực hành Tiếng Việt trang 54 Tập 1 | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

- Tác dụng: tái hiện lại đời sống của con người, được khắc họa một cách chân thực nhất và ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như văn hóa của họ.

Bài tập 4 trang 55 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại 5 từ đặc trưng của địa phương em vào bảng bên dưới:

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân



Trả lời:

(Nghệ An)

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

- mô

- răng

- chi

- cẳng

- gấy

- đâu

- sao

- gì

- chân

- vợ

Bài tập 5 trang 56 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) theo chủ đề “Vẻ đẹp quê em”.

(Chú ý tính mạch lạc và sử dụng một số từ ngữ địa phương phù hợp.)

Trả lời:

Quê em là một làng nhỏ ven sông nhỏ, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em. Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập trong hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới. Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Bên cạnh là dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao. Cảnh vật quê em rạo rực sức sống và lòng người cũng náo nức, xao xuyến lúc xuân sang đến lạ thường. Đó cũng là một trong những lí do mà nhiều người từ nơi khác đến thường hay du ngoạn đến đây chỉ để tận hưởng cái không khí ấy..

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác