Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 47 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 47 trong Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 47.

Bài 33.7 trang 47 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp.

Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp trang 47 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2

Lời giải:

- Tập tính di cư: Cá hồi vượt đại dương về sông để sinh sản.

- Tập tính sinh sản: Hươu đực “giao đấu” với nhau để tranh giành con cái.

- Tập tính kiếm ăn: Hải li đắp đập để bắt cá.

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu lãnh thổ.

- Tập tính bầy đàn: Ong, kiến, chim, khỉ,… thường sống thành đàn.

Bài 33.8 trang 47 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Chim cánh cụt hoàng đế sống ở Nam Cực, nơi có thời tiết cực kì lạnh giá với nhiệt độ có thể xuống dưới -60 oC. Khi trời quá lạnh, chim cánh cụt hoàng đế sẽ đứng sát lại gần nhau thành những nhóm lớn lên đến hàng nghìn con, tuy nhiên chúng không hề đứng yên mà liên tục chuyển động xoay tròn theo cách đưa dần những chú chim nằm trong tâm đội hình ra ngoài rìa, và ngược lại, những chú chim lúc đầu ở ngoài sẽ được đẩy sâu vào trong. Theo em, tập tính này là loại tập tính gì và nó có ý nghĩa gì với chim cánh cụt?

Lời giải:

- Tập tính trên là tập tính bầy đàn của chim cánh cụt hoàng đế.

- Ý nghĩa: Trong tập tính bầy đàn, các cá thể chim cánh cụt hoàng đế sống quần tụ lại cùng nhau để giúp đỡ nhau chống lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ thấp). Như vậy, tập tính bầy đàn giúp đảm bảo sự sống của các cá thể chim cánh cụt hoàng đế và sự phát triển liên tục của loài.

Lời giải VTH KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác