Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 45 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 45 trong Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 45.

Bài 33.2 trang 45 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.

Lời giải:

Một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật:

Ví dụ

Kích thích

Phản ứng

Thủy tức co mình lại khi có vật thể chạm vào nó

Sự va chạm cơ học

Co mình lại

Rễ cây hướng về phía có nguồn chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng

Rễ cây thay đổi hướng mọc ra để tìm đến nguồn chất dinh dưỡng

Cây bàng rụng lá khi mùa đông đến

Nhiệt độ thấp

Rụng lá

Chim bay đi khi nhìn người lại gần

Người tiến lại gần

Chim bay đi

Tay người rụt lại khi chạm vào vật nhọn

Vật nhọn

Tay rụt lại

Bài 33.3 trang 45 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó cho biết vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

Lời giải:

- Nếu sinh vật không có phản ứng đối với kích thích đến từ môi trường thì sinh vật không có sự thích ứng với những thay đổi của môi trường, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật.

- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Bài 33.4 trang 45 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Đặt tên tập tính của các động vật thể hiện trong hình dưới.

Đặt tên tập tính của các động vật thể hiện trong hình dưới

- Lấy thêm ví dụ về tập tính ở người và động vật.

Lời giải:

- Đặt tên tập tính của các động vật thể hiện trong hình:

+ Hình a: Tập tính di cư của chim – Hằng năm, chim di cư về phương nam tránh rét.

+ Hình b: Tập tính sống bầy đàn của trâu rừng – Giúp chúng hỗ trợ nhau trong việc kiếm ăn và chống lại kẻ thù.

+ Hình c: Tập tính săn mồi của mèo – Mèo đuổi và vờn chuột, còn chuột chạy trốn để tự vệ.

+ Hình d: Tập tính chăm sóc con non của chim – Chim mẹ kiếm ăn rồi mớm cho chim non.

- Một số ví dụ về tập tính ở người và động vật:

+ Ở động vật: Vào mùa sinh sản, ếch đực sẽ dùng tiếng kêu để thu hút ếch cái; vào mùa đông, gấu Bắc cực thực hiện việc ngủ đông; sư tử mẹ dạy sư tử con cách săn mồi; chó mừng và vẫy đuôi khi nghe tiếng người quen gọi; chuột bỏ chạy khi nghe tiếng mèo kêu;…

+ Ở người: Tập tính tập thể dục vào buổi sáng; tập tính tuân thủ luật khi tham gia giao thông; tập tính đọc sách mỗi ngày;…

Lời giải VTH KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác