Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 24 Tập 2 Kết nối tri thức
Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 24 trong Bài 27: Thực hành hô hấp tế bào Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 24.
Bài 27.4 trang 24 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Tại sao khi tìm hiểu về hô hấp tế bào ở thực vật người ta lại sử dụng hạt nảy mầm để làm thí nghiệm? Có thể dùng hoa hoặc quả được không? Giải thích.
Lời giải:
- Khi tìm hiểu về hô hấp tế bào ở thực vật người ta lại sử dụng hạt nảy mầm để làm thí nghiệm vì hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ → dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm.
- Không nên dùng hoa hoặc quả để thay thế dù ở những cơ quan này hoạt động hô hấp cũng diễn ra vì cường độ hô hấp thấp hơn, điều kiện thí nghiệm phải nghiêm ngặt hơn (hoa, quả hái xuống dễ bị thối hỏng; quả xanh vẫn diễn ra quá trình quang hợp;… làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm).
Bài 27.5 trang 24 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Tại sao hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm?
Lời giải:
Hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm vì mặc dù được bảo quản làm hạt giống nhưng hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ. Bảo quản trong thời gian dài, chất dự trữ giảm mạnh, giảm hoạt tính của các enzyme hô hấp nên hạt mất sức nảy mầm hay tỉ lệ nảy mầm của hạt giảm.
Bài 27.6 trang 24 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Vào kì nghỉ hè, Lan thường được mẹ hướng dẫn làm giá đỗ từ hạt đậu xanh để có thêm nguồn rau sạch, các bước làm như sau:
Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ.
Bước 2: Để hạt đậu xanh trong rổ (rá) và chà xát.
Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40 oC đến 45 oC) khoảng 2 đến 3 giờ.
Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu “uống nước” mỗi ngày 2 lần.
Dựa trên những hiểu biết của mình, em hãy giải thích cơ sở của các bước làm trên.
Lời giải:
Ý nghĩa của các bước làm giá đỗ:
- Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ để có được những hạt có khả năng nảy mầm tốt.
- Bước 2: Để hạt đậu xanh trong rổ (rá) và chà xát làm cho vỏ nứt nhẹ, thuận lợi cho hạt hút nước, nảy mầm.
- Bước 3: Ngâm hạt đậu xanh trong nước ấm (từ 40 oC đến 45 oC) khoảng 2 giờ đến 3 giờ để “đánh thức hạt khỏi trạng thái ngủ nghỉ”, hạt trương nước dễ nảy mầm.
- Bước 4: Hằng ngày cho hạt đậu xanh “uống nước” 2 lần để cung cấp đủ nước cho mầm giá sinh trưởng tốt.
Lời giải VTH KHTN 7 Bài 27: Thực hành hô hấp tế bào Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
VTH KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
VTH KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
VTH KHTN 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
VTH KHTN 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT