Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 23 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 23 trong Bài 27: Thực hành hô hấp tế bào Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 23.

Bài 27.1 trang 23 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Các khẳng định nào sau đây về hô hấp ở thực vật là đúng?

A. Thực vật chỉ hô hấp vào ban đêm.

B. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật.

C. Rễ cây không thực hiện hô hấp.

D. Hạt nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng có hoạt động hô hấp mạnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B, D

A. Sai. Thực vật chỉ hô hấp suốt ngày đêm.

B. Đúng. Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách nên hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật.

C. Sai. Rễ cây có thực hiện hô hấp, rễ cây không thực hiện được quá trình hô hấp thì quá trình hấp thụ nước và khoáng của cây sẽ bị ảnh hưởng.

D. Đúng. Hạt nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng cần năng lượng lớn nên có hoạt động hô hấp mạnh.

Bài 27.2 trang 23 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Mục đích của việc ngâm hạt trong nước ở bước chuẩn bị hạt nảy mầm là gì?

- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong cốc hoặc đĩa Petri có tác dụng gì?

- Tại sao sau khi hạt được ngâm nước lại để trong tủ ấm có nhiệt độ khoảng từ 30 oC đến 35 oC hoặc điều kiện nhiệt độ trong phòng?

Lời giải:

- Mục đích của việc ngâm hạt trong nước ở bước chuẩn bị hạt nảy mầm: làm mềm vỏ đồng thời cung cấp đủ nước để đảm bảo dung môi cho các phản ứng và hoạt hóa các enzyme thực hiện hô hấp nhờ đó làm tăng cường độ hô hấp của hạt, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, kích thích sự nảy mầm.

- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong cốc hoặc đĩa Petri có tác dụng cung cấp độ ẩm cho hạt nảy mầm.

- Sau khi hạt được ngâm nước lại để trong tủ ấm có nhiệt độ khoảng từ 30 oC đến 35 oC hoặc điều kiện nhiệt độ trong phòng nhằm tạo môi trường có nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm.

Bài 27.3 trang 23 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Cường độ hô hấp ở một số đối tượng thực vật được trình bày trong bảng sau:

Cường độ hô hấp ở một số đối tượng thực vật được trình bày trong bảng sau

Hãy nhận xét về cường độ hô hấp của các đối tượng thực vật trên, từ đó rút ra kết luận gì.

Lời giải:

- Nhận xét về cường độ hô hấp của các đối tượng thực vật trên: Cường độ hô hấp của các đối tượng thực vật trên là khác nhau. Trong đó, hạt hướng dương nảy mầm có cường độ hô hấp mạnh nhất và củ khoai tây có cường độ hô hấp thấp nhất.

- Kết luận: Ở thực vật, mọi cơ quan đều diễn ra quá trình hô hấp. Cường độ hô hấp ở các cơ quan là khác nhau trong đó quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra mạnh mẽ ở các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở, quả đang phát triển,…

Lời giải VTH KHTN 7 Bài 27: Thực hành hô hấp tế bào Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác