Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

Với giải vở bài tập Tin học lớp 5 Bài 9: Cấu trúc tuần tự sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VBT Tin học 5.

Câu 1 trang 37 Vở bài tập Tin học lớp 5: Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm.

Gợi ý: tuần tự từ trên xuống dưới; lần lượt; liệt kê; cấu trúc tuần tự.

a) Một việc trong đó có các việc nhỏ hơn được thực hiện …………………… là việc có .........................................

b) Có thể mô tả cấu trúc tuần tự dưới dạng .................................... trong đó các bước được thực hiện……………………………..

Trả lời:

a) Một việc trong đó có các việc nhỏ hơn được thực hiện lần lượt là việc có cấu trúc tuần tự.

b) Có thể mô tả cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê trong đó các bước được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới

Câu 2 trang 37 Vở bài tập Tin học lớp 5: Hình 1 và Hình 2 là kết quả hai bạn sắp xếp các việc cần thực hiện để tính diện tích sân chơi hình chữ nhật. Theo em, Hình 1, Hình 2 có phải các mô tả cấu trúc tuần tự không? Tại sao?

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

Trả lời:

Theo em, Hình 1, Hình 2 có là các mô tả cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê các bước. Bởi vì, việc tính diện tích sân chơi hình chữ nhật gồm bốn bước, các bước được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.

Câu 3 trang 38 Vở bài tập Tin học lớp 5: Việc nào dưới đây là việc có cấu trúc tuần tự? Tại sao?

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

Trả lời:

- Việc sao chép văn bản ở Hình 3 là việc có cấu trúc tuần tự, bởi vì việc sao chép văn bản được mô tả dưới dạng liệt kê các bước (gồm 4 bước) và các bước được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.

- Việc học thuộc bài thơ ở Hình 4 không là việc có cấu trúc tuần tự, bởi vì việc học thuộc bài thơ được mô tả dưới dạng liệt kê các bước (gồm 3 bước) nhưng các bước không được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới. Cụ thể ở Bước 2, nếu chưa thuộc bài thơ thì phải quay lại thực hiện lại Bước 1 trước đó.

- Việc tính diện tích hình tam giác ở Hình 5 là việc có cấu trúc tuần tự, bởi vì việc tính diện tích hình tam giác được mô tả dưới dạng liệt kê các bước (gồm 4 bước) và các bước được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.

Câu 4 trang 39 Vở bài tập Tin học lớp 5: Sắp xếp các thao tác dưới đây theo thứ tự đúng để thực hiện tạo biến trong Scratch.

A. Chọn nút lệnh Tạo một biến.

B. Chọn OK.

C. Gõ tên biến.

D. Chọn nhóm lệnh Các biến số.

Trả lời:

Thứ tự các bước để thực hiện tạo biến trong Scratch:

D. Chọn nhóm lệnh Các biến số.

A. Chọn nút lệnh Tạo một biến.

C. Gõ tên biến.

B. Chọn OK.

Câu 5 trang 39 Vở bài tập Tin học lớp 5: Sắp xếp các lệnh, khối lệnh dưới đây theo thứ tự đúng để tạo chương trình Scratch tương ứng với các bước tính diện tích hình tam giác ở Hình 5.

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

Lưu ý: Biểu thức (a × h) : 2 được thể hiện tương ứng trong Scratch là

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

Trả lời:

Thứ tự đúng là B, A, D, C, E.

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

Câu 6 trang 39 Vở bài tập Tin học lớp 5: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.

Các lệnh trong chương trình có cấu trúc tuần tự được thực hiện

A. Ngẫu nhiên không theo thứ tự.

B. Theo thứ tự thực hiện khác nhau ở mỗi lần chạy chương trình.

C. Tuần tự từ trên xuống dưới.

D. Tuần tự từ dưới lên trên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Các lệnh trong chương trình có cấu trúc tuần tự được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.

Câu 7 trang 40 Vở bài tập Tin học lớp 5: Chương trình Scratch tính diện tích hình tam giác đã sắp xếp ở bài tập 5 có phải là chương trình có cấu trúc tuần tự hay không? Tại sao?

Trả lời:

Chương trình tính diện tích tam giác đã sắp xếp ở bài tập 5 là chương trình có cấu trúc tuần tự, bởi vì các lệnh trong chương trình được thực hiện lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Câu 8 trang 40 Vở bài tập Tin học lớp 5: Tạo và chạy chương trình Scratch tính diện tích hình tam giác có số đo độ dài đáy a và chiều cao h được nhập từ bàn phím.

Gợi ý: Để thể hiện biểu thức (a × h) : 2 trong Scratch em có thể kết hợp hai lệnh sau:

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

Trả lời:

- Mở phần mềm Scratch

- Chọn nhân vật

- Tạo 3 biến số a, h, S

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

- Tạo khối lệnh chương trình

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

- Chạy thử và kiểm tra kết quả

Vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cấu trúc tuần tự

Tham khảo lời giải SGK Tin học lớp 5 hay khác:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác