Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Tiếng gà trưa - Chân trời sáng tạo

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Tiếng gà trưa sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 10 Luyện từ và câu

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 10 Bài 1: Gạch dưới từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ sau:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Nguyễn Khoa Điềm

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Gi ặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm

Tố Hữu

Những bà má Hậu Giang

Tiễn con đi đánh giặc

Chở che hầm bí mật

Bao năm ròn ven sông

Xuân Quỳnh

Trả lời:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Nguyễn Khoa Điềm

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm

Tố Hữu

Những bà Hậu Giang

Tiễn con đi đánh giặc

Chở che hầm bí mật

Bao năm ròn ven sông

Xuân Quỳnh

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 11 Bài 2: Viết 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được: u, bu, mạ

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 11 Bài 3: Gạch dưới từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn sau. Viết một từ đồng nghĩa có thể thay thế cho một trong hai từ đó.

a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cánh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.

b. Người Việt Nam ở đâu cũng vật, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ.

c. Cần thơ “gạo trắng nước trong” là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình.

Trả lời:

a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cánh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.

=> Từ đồng nghĩa: bao la

b. Người Việt Nam ở đâu cũng vậy, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ.

=> Từ đồng nghĩa: hỗ trợ.

c. Cần Thơ “gạo trắng nước trong” là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình.

=> Từ đồng nghĩa: quê cha đất tổ

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 11, 12 Bài 4: Gạch dưới các từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau và cho biết tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa.

a.

Nhớ ngày đông giá rét

Những lá vàng bay xa

Thân cây gầy lạnh buốt

Đứng giữa trời mưa sa

Nguyễn Lãm Thắng

b.

Bà mình vừa ở quê ra

Bà mang cả bưởi, cả na đi cùng

Áo bà xe cọ lấm lưng

Bưởi, na bà bế, bà bồng trên tay

Phan Quế

c. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

Anh Đức

=> Tác dụng của việc sử dựng từ đồng nghĩa: .......................................................................................    

Trả lời:

a.

Nhớ ngày đông giá rét

Những lá vàng bay xa

Thân cây gầy lạnh buốt

Đứng giữa trời mưa sa

Nguyễn Lãm Thắng

b.

Bà mình vừa ở quê ra

Bà mang cả bưởi, cả na đi cùng

Áo bà xe cọ lấm lưng

Bưởi, na bà bế, bà bồng trên tay

Phan Quế

c. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

Anh Đức

=> Tác dụng của việc sử dựng từ đồng nghĩa: Việc sử dụng từ đồng nghĩa giúp tránh lặp từ.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 12 Bài 5: Viết 3 - 4 câu nói về một truyện thiếu nhi mà em thích, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.

Trả lời:

* Đoạn văn tham khảo:

Nô-bi-ta là nhân vật em thích nhất trong phim. Cậu là một học sinh lười học, nghịch ngợm, thành tích học tập luôn thua kém bạn bè. Nhưng Nô-bi-ta lại rất tốt bụng, nhân hậu, luôn yêu mến và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Qua mỗi tập phim, em có thêm những giây phút thư giãn và em cũng học hỏi được Nô-bi-ta nhiều bài học bổ ích, quý giá về cuộc sống.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Viết

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Bài tập: Lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở dựa vào gợi ý (SGK, tr.23).

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu hồ sen

- Hồ sen ở cạnh đình ngay đầu làng

- Cảnh hồ sen vào buổi chiều mùa hè

2. Thân bài: (tả theo phần của cảnh)

a. Tả bao quát những nét chung nổi bật của hồ sen

- Hồ: rộng, hình vòng cung ôm lấy ngôi đình

- Cảm nhận: trong lành, khoai khoái

b. Tả cụ thể từng phần của hồ (trọng tâm):

- Con đường mòn: chạy quanh hồ

- Cây đại, cây nhãn: hình dáng, màu sắc...

- Sen trong hồ:

● Màu sắc của lá, hoa, nhụy (liên tưởng)

● Hương sen - tác động đến trạng thái con người?

- Nước hồ sen: trong, thơm mát

- Ngâm mình trong hồ sen nhìn lên rặng nhãn xanh rì: cảm nhận dễ chịu.

- Chim chóc: hót ríu rít....

- Lũ trẻ trong làng ra tắm, nô đùa...

- Các cụ ông, cụ bà quét dọn, chăm sóc cây cối ở đình làng.

3. Kết bài: Tình cảm gắn bó với hồ sen ở đình làng, nỗi nhớ khi đi xa.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 14 Chữa lỗi

Trả lời:

- Các em soát lỗi chính tả và sửa.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 14 Tự đánh giá

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Tiếng gà trưa | Chân trời sáng tạo

Trả lời

- Các em chia sẻ cảm xúc của bản thân khi học bài 3.

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác