Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em

Câu 1 trang 46 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Em thích nhất dòng, khổ, đoạn thơ hay cả bài thơ?

- .............................................................. 

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của đoạn văn? (Chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)

- Mở đoạn:...................................................... 

- Thân đoạn:.................................................... 

- Kết đoạn:..................................................... 

Trả lời:

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Em thích nhất dòng, khổ, đoạn thơ hay cả bài thơ?

- Ở dòng, khổ, đoạn thơ hay bài thơ có gì đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật?

- Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật ấy mang lại cho em   những cảm xúc gì?

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của đoạn văn? (Chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)

- Mở đoạn: Dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. Ví dụ: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh “mẹ” và “cau”: “Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhận mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già.

- Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác