Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập cuối năm

Với giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Ôn tập cuối năm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Câu 1 trang 60 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Ghép tên các vùng dưới đầy tương ứng với các vị trí được đánh số trên hình 1.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Ôn tập cuối năm

A. Đồng bằng Bắc Bộ.

B. Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Duyên hải miền Trung

E. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - E

2 - A

3 - D

4 - C

5 - B

Câu 2 trang 60 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Lựa chọn và đặt tên các địa danh dưới đây vào chỗ chấm (...) để có thông tin đúng.

A. Đền Hùng.

B. Kinh thành Huế.

C. Không gian văn hoá Cồng chiêng.

D. Thăng Long tứ trấn.

E. Hồ Gươm.

F. Chùa Cầu. Ô này

G. Địa đạo Củ Chi.

Hình 1. Lược đồ các vùng của Việt Nam

...(1)... là khu di tích lịch sử thờ cúng các vua Hùng, nằm trên địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh thuộc tỉnh Phú Thọ.

...(2)... là bốn ngôi đền ở bốn phía của thành Thăng Long, gồm đền Bạch Mã (trấn phía đông), đền Voi Phục (trấn phía tây), đền Kim Liên (trấn phía nam), đền Quán Thánh (trấn phía bắc).

...(3)... nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội, cùng với Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn tạo thành một quần thể di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng.

...(4)... được xây dựng cách ngày nay hơn 200 năm, có hình gần như vuông, đường chia ô cờ, với ba vòng thành.

...(5)... là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ ở phố cổ Hội An.

...(6)... trải dài ở các tỉnh Tây Nguyên, chủ nhân là cư dân của nhiều dân tộc như: Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Gia Rai,...

...(7)... là hệ thống đường hầm dài khoảng 250 km toả rộng như mạng nhện trong lòng đất, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về phía tây bắc.

Lời giải:

1 - A

2 - D

3 - E

4 - B

5 - F

6 - C

7 - G

 

Câu 3 trang 61 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây vào vở ghi. an tin tiếng Bảng 1. Đặc điểm các vùng của nước ta

 

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ

Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Nam Bộ

Thiên nhiên

         

Dân cư

         

Hoạt động

sản xuất

         

Lời giải:

 

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ

Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Nam Bộ

Thiên nhiên

Có dãy núi Hoàng Liên Sơn. Mùa đông lạnh nhất cả nước.

Địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.

Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp và nhiều cồn cát, đầm, phá ven biển.

Có nhiều cao nguyên với diện tích đất đỏ bazan lớn.

Đồng bằng rộng lớn. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Dân cư

Thưa dân, vùng cao dân cư thưa hơn vùng thấp và các đô thị.

Mật độ dân số cao nhất nước ta, dân cư tập trung đông đúc ở vùng trung tâm.

Dân cư tập trung đông ở đồng bằng ven biển, thưa thớt hơn ở miền núi phía tây.

Thưa dân nhất cả nước, ở các đô thị và ven trục giao thông chính dân đông hơn.

Số dân nhiều nhất trong vùng. Dân cư tập trung ở các đô thị và ven sông Tiền, sông Hậu.

Hoạt động sản xuất

Trồng lúa trên ruộng bậc thang, có hai nhà máy thuỷ điện lớn hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.

Sản xuất lúa gạo lớn thứ hai của Việt Nam và có rất nhiều nghề thủ công.

Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, sản xuất muối, du lịch biển,... phát triển.

Trồng nhiều cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cà phê.

Đứng đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, lúa gạo và nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 4 trang 62 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Lựa chọn một nhân vật lịch sử mà em đã học và thiết kế Đội thẻ nhân vật theo gợi ý dưới đây vào vở ghi.

Lời giải:

(*) Tham khảo: giới thiệu về nhân vật Nguyễn Trung Trực

- Tiểu sử:

+ Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868), sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ (Long An).

+ Khi Pháp tấn công thành Gia Định, Nguyễn Trung Trực đã tham gia kháng chiến và lập nhiều chiến công vang dội.

+ Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

- Chiến công tiêu biểu: lãnh đạo nghĩa quân thực hiện việc đốt cháy tàu chiến Ét-pê-răng của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.

- Điều em học được từ nhân vật:tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Câu 5 trang 62 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Viết một đoạn văn giới thiệu về vùng em đang sống theo gợi ý dưới đây:

- Tên vùng.

- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.

- Danh nhân lịch sử.

- Một số nét văn hoá.

- Nêu cảm nghĩ của em về vùng đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tên vùng: thành phố Hà Nội

- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long,…

- Danh nhân lịch sử: Ngô Quyền, Phùng Hưng, Nguyễn Trãi, Bạch Thái Bưởi,…

- Một số nét văn hoá:

+ Ẩm thực: Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

-  Nhà ở:Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

+ Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

- Cảm nghĩ của em: Hà Nội trong em đẹp ở mọi góc nhìn. Đẹp ở nét cổ kính của 36 phố phường. Đẹp ở vẻ hiện đại, trẻ trung của một thành phố đang vươn mình phát triển. Đẹp ở vẻ thanh bình của những chiều thu dạo quanh bờ hồ…. Với em, Hà Nội đáng yêu từ những điều giản dị nhất, dẫu dung dị nhưng vẫn lay chạm tới trái tim.

Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 hay khác:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: