Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 53 có đáp án năm 2023
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 53 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
Bài 1: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.
B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.
D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.
Lời giải
Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính
Đáp án: C
Bài 2: Lăng kính là:
A. Một khối trong suốt
B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam - vàng - lục - lam - chàm – tím
C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam
D. Một khối có màu đen
Lời giải
Lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác.
Đáp án: A
Bài 3: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:
A. Ánh sáng màu trắng
B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng - lục – lam – chàm – tím
C. Một dải gồm ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam
D. Ánh sáng đỏ
Lời giải
Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng trắng qua lăng kính ta thu được một dải ánh sáng màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng - lục – lam – chàm - tím. (tuân theo định luật khúc xạ)
Đáp án: B
Bài 4: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:
A. Chùm sáng trắng
B. Chùm sáng màu đỏ
C. Chùm sáng đơn sắc
D. Chùm sáng màu lục
Lời giải
Nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là chùm sáng đơn sắc.
Đáp án: C
Bài 5: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?
A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.
B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.
C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.
D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.
Lời giải
A, C, D - ánh sáng trắng bị phân tích
B - ánh sáng trắng không bị phân tích mà chỉ bị phản xạ
Đáp án: B
Bài 6: Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu trắng hợp thành.
B. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ,lục,lam tạo thành.
C. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ cánh sen,vàng,lam hợp thành.
D. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím hợp thành.
Lời giải
Ta có:
Qua sự phân tích ánh sáng trắng qua lăng kính: Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng trắng qua lăng kính ta thu được một dải ánh sáng màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng - lục – lam – chàm - tím. (tuân theo định luật khúc xạ)
=> Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng do các tia sáng màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím hợp thành
Đáp án: D
Bài 7: ãy làm thí nghiệm sau để có thể trả lời câu hỏi của bài. Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?
A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.
B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.
C. Không thấy có ánh sáng.
D. Các câu A, B, C đều sai.
Lời giải
Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu lục.
Vì 1 vật mang màu lục thì khi ánh sáng trắng chiếu vào vật không hấp thụ màu lục (có trong ánh sáng trắng) nên ánh sáng trắng truyền đến mắt ta, ta thấy vật màu lục.
Đáp án: A
Bài 8: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:
A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ
B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì
C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính
D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD
Lời giải
Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.
Đáp án: C
Bài 9: Chùm sáng trắng là chùm sáng:
A. Có màu trắng
B. Có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau
C. Không có màu
D. Có màu đỏ
Lời giải
Qua sự phân tích ánh sáng trắng ta rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
Đáp án: B
Bài 10: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?
A. Hiện tượng cầu vồng
B. Ánh sáng màu trên váng dầu
C. Bong bóng xà phòng
D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy
Lời giải
Ta có:
- Hiện tượng cầu vồng, ánh sáng màu trên váng dầu, bong bóng xà phòng cũng là hiện tượng phân tích ánh sáng.
- Hiện tượng ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy - là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Đáp án: D
Bài tập bổ sung
Câu 1: Trên đường đi của ánh sáng trắng chiếu vào mặt khi âm của đĩa CD, ta để một tấm màu lọc màu vàng thì ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu gì?
A. Da cam.
B. Xanh.
C. Vàng.
D. Đỏ.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là phân tích ánh sáng trắng?
A. Cả 3 phương án còn lại đều đúng.
B. Ánh sáng phát ra từ đèn LED đỏ.
C. Ánh sáng qua tấm lọc màu.
D. Màu trên màng mỏng bong bóng xà phòng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của lăng kính khi chiếu chùm ánh sáng vào nó?
A. Lăng kính có tác dụng hấp thụ các ánh sáng màu.
B. Ba phát biểu còn lại đều đúng.
C. Lăng kính đã nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng trắng.
D. Lăng kính có tác dụng tách các chùm ánh sáng màu có sẵn trong chùm ánh sáng trắng.
Câu 4: Tác dụng của lăng kính là gì?
A. Tổng hợp màu ánh sáng.
B. Phân tích ánh sáng của nguồn sáng.
C. Tạo ánh sáng trắng.
D. Cả 3 phương án còn lại đều đúng.
Câu 5: Lăng kính có hình dạng
A. hình lăng trụ ngũ giác.
B. hình lăng trụ tam giác.
C. hình lăng trụ tứ giác.
D. Cả 3 phương án còn lại đều sai.
Câu 6: Quan sát phía sau của một lăng kính, ta thấy chùm tia ló đi qua lăng kính có màu đỏ. Vậy chùm tia tới lăng kính có màu gì?
A. Vàng.
B. Đỏ.
C. Trắng.
D. Xanh.
Câu 7: Khi chiếu chùm ánh sáng qua lăng kính, ta có một chùm ánh sáng màu là do chùm ánh sáng trắng
A. bị phản xạ.
B. bị khúc xạ.
C. vừa khúc xạ, vừa phản xạ.
D. Cả 3 phương án đều sai.
Câu 8: Quan sát phía sau của một lăng kính, ta thấy chùm tia ló đi qua lăng kính có màu đỏ. Vậy chùm tia tới lăng kính có màu gì?
A. Vàng.
B. Đỏ.
C. Trắng.
D. Xanh.
Câu 9: Tại sao có thể coi thí nghiệm quan sát ánh sáng phản xạ trên đĩa CD cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng?
A. Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị tách thành nhiều dải ánh sáng màu khác nhau.
B. Vi sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị mất đi.
C. Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị thay bằng chùm ánh sáng xanh và tím.
D. Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị thay bằng chùm ánh sáng đỏ và vàng.
Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có xảy ra sự phân tích ánh sáng trắng?
A. Nhìn vào các váng dầu trên mặt nước ngoài trời, ta thấy có nhiều màu khác nhau.
B. Nhìn theo hướng xiên từ cạnh này sang cạnh góc vuông với nó của một cái thước kẻ bằng meca trong suốt theo một hướng thích hợp, ta sẽ thấy ánh sáng trắng (ánh sáng của mặt trời) bị phân tích thành nhiều dải sáng có màu khác nhau.
C. Vào những hôm mưa rào, sau cơn mưa ta có thể quan sát được hình ảnh cầu vồng.
D. Các hiện tượng A, B, C đều có xảy ra hiện tượng phân tích ánh sáng trắng.
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 52 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 54 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 55 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 56 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 59 có đáp án năm 2023
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều