Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 31 có đáp án năm 2023
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 31 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Bài 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:
A. Nam châm và cuộn dây dẫn
B. Điện tích và cuộn dây dẫn
C. Nam châm và điện tích
D. Nam châm điện và điện tích
Lời giải
Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm: nam châm và cuộn dây dẫn
Đáp án: A
Bài 2: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện:
A. Nam châm vĩnh cửu
B. Nam châm điện
C. Cả Nam châm vĩnh cửu và nam châm điện
D. Không có loại nam châm nào cả
Lời giải
Ta có thể dùng nam châm vĩnh cửu cũng như nam châm điện để tạo ra dòng điện
Đáp án: C
Bài 3: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Lời giải
Cách để tạo ra dòng điện cảm ứng là: Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín vì khi đó từ trường của nam châm thay đổi về cường độ và độ lớn đường sức từ tác dụng lên dây dẫn kín tạo ra dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
Đáp án: D
Bài 4: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện ?
A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín
B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu
Lời giải
Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Ngược lại nếu số lượng đường sức từ qua tiết diện dây không đổi thì sẽ không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Đáp án: B
Bài 5: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy .
Lời giải
Khi số lượng đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn kín thay đổi (biến thiên) thì trong cuộn dây sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Đáp án: D
Bài 6: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U
B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U
C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn
D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm
Lời giải
Cách tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín: Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U khi đó lực điện của nam châm không tác dụng lên cuộn dây dẫn kín.
Đáp án: A
Bài 7: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?
A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy
B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô
C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây
D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường
Lời giải
Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp: làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây khi đó nam châm quay các đường sức từ thay đổi tác dụng lực từ lên vòng dây dẫn kín tạo ra dòng điện cảm ứng.
Đáp án: C
Bài 8: Hiện tượng cảm ứng điện từ là:
A. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Hiện tượng xuất hiện suất điện động tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
D. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm và hiệu điện thế tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
Lời giải
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
Đáp án: A
Bài 9: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin
B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây
C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn
D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây
Lời giải
Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dâycó thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín.
Đáp án: D
Bài 10: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được:
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm
Lời giải
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
Đáp án: C
Bài tập bổ sung
Câu 1: Đặt một nam châm điện trước một cuộn dây dẫn kín, cách làm nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn?
A. Cho dòng điện có cường độ rất lớn chạy qua cuộn dây dẫn.
B. Cho dòng điện có cường độ nhỏ chạy qua cuộn dây dẫn.
C. Đặt lõi sắt của nam châm điện xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn.
D. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng diện chạy qua nam châm điện.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường sức từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
B. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường sức từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng.
C. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông với các đường sức từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường sức từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 3: Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong hoạt động của
A. nam châm điện.
B. động cơ điện một chiều.
C. bàn là điện.
D. bếp điện.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi có nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Dòng điện xuất hiện khi có nam châm và cuộn dây gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Cả nam châm vĩnh cửu và nam châm điện đều có thể tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín.
D. Khi cho nam châm lại gần cuộn dây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 5: Đặt một cuộn dây dẫn kín trước nam châm điện. Trong trường hợp nào sau đây xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Trong thời gian đóng mạch điện của nam châm điện.
B. Khi dòng điện trong mạch điện của nam châm điện ổn định.
C. Khi đã ngắt mạch điện.
D. Lúc nào cũng xuất hiện dòng điện trong cuộn dây dẫn kín.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một thanh dây dẫn chuyển động thẳng đều trong một từ trường đều sao cho thanh luôn nằm dọc theo một đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
B. Một thanh dây dẫn chuyển động dọc theo một đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
C. Một thanh dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
D. Một thanh dây dẫn chuyển động theo một quỹ đạo bất kì trong một từ trường đều sao cho thanh luôn nằm dọc theo các đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
Câu 7: Một thanh nam châm nằm trong lòng một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong cuộn dây khi
A. giữ yên thanh nam châm, kéo cuộn dây ra khỏi thanh nam châm với vận tốc không đổi.
B. giữ yên cuộn dây, kéo thanh nam châm ra ngoài với vận tốc không đổi.
C. cho thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về một phía với cùng vận tố
D. cho thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về hai phía với cùng vận tố
Câu 8: Một khung dây kín chuyển động trong từ trường đều, khung dây chuyển động song song với các đường sức từ
A. dòng điện trong khung dây càng lớn khi khung vừa quay vừa chuyển động với vận tốc cao.
B. dòng điện trong khung dây không xuất hiện.
C. dòng điện trong khung dây càng lớn khi dùng lực càng mạnh làm biến dạng khung dây.
D. dòng điện trong khung dây càng lớn khi khung dây chuyển động càng nhanh.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín?
A. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện 1 chiều.
B. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện điều gì.
D. Cuộn dây dẫn kín tạo ra từ trường.
Câu 10: Một mạch kín chuyển động song song với đường sức từ của một từ trường đều. Dòng điện cảm ứng trong mạch
A. có giá trị phụ thuộc vào hình dạng của mạch.
B. có giá trị bằng không.
C. có giá trị phụ thuộc vào diện tích của mạch.
D. có giá trị phụ thuộc vào độ lớn của từ trường.
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 28 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 32 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 33 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 34 có đáp án năm 2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 35 có đáp án năm 2023
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều