Bài tập truyền tải điện năng đi xa (cực hay, chi tiết)
Bài viết Bài tập truyền tải điện năng đi xa với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài tập truyền tải điện năng đi xa.
Bài 1 : Chọn phát biểu đúng.Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn
A. Toàn bộ điện năng ở nơi cấp sẽ truyền đến nơi tiêu thụ
B. Có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây
C. Hiệu suất truyền tải là 100%
D. Không có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây
Lời giải:
A, C, D - sai vì: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây
B - đúng
Đáp án: B
Bài 2 : Biểu thức nào sau đây tính công suất của dòng điện:
Lời giải:
Công suất của dòng điện: P = UI
Đáp án: C
Bài 3 : Biểu thức tính công suất hao phí (công suất tỏa nhiệt):
Lời giải:
Công suất tỏa nhiệt (hao phí):
Đáp án: D
Bài 4 : Chọn phát biểu đúng khi nói về công suất hao phí trên đường dây tải điện:
A. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây
B. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
C. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ thuận với hiệu điện đặt vào hai đầu đường dây
D. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Lời giải:
Công suất tỏa nhiệt (hao phí):
=>Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
Đáp án: B
Bài 5 : Có mấy cách để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án:
+ Giảm điện trở R của đường dây tải điện
Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém)
Chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém)
+ Tăng hiệu điện thế (thường dùng)
Đáp án: B
Bài 6 : Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại gây tốn kém?
A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém
Lời giải:
Biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện gây tốn kém vì: Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
Đáp án: A
Bài 7 : Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là:
A. Tăng tiết diện dây dẫn
B. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ
C. Tăng hiệu điện thế
D. Giảm tiết diện dây dẫn
Lời giải:
Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng các máy biến thế
Đáp án: C
Bài 8 : Một công suất P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 500000V với khi dùng hiệu điện thế 100000V hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Lời giải:
Gọi P1 là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi hiệu điện thế là U1 = 500000V
P2 là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi hiệu điện thế là U2 = 100000V
Ta có:
Đáp án: D
Bài 9 : Để truyền đi một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí tỏa nhiệt sẽ:
A. Tăng 2 lần
B. Tăng 4 lần
C. Giảm 2 lần
D. Không tăng, không giảm
Lời giải:
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức:
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:
=> Khi đường dây tải điện dài gấp đôi l′ = 2l thì điện trở của dây dẫn tăng lên hai lần: R′ = 2R
=> Công suất hao phí cũng tăng lên 2 lần
Đáp án: A
Bài 10 : Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
A. Tăng 2 lần
B. Giảm 2 lần
C. Tăng 4 lần
D. Giảm 4 lần
Lời giải:
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức:
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:
=>Nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp đôi S′ = 2S thì điện trở của dây dẫn giảm đi hai lần:
=> Công suất hao phí cũng giảm đi 2 lần
Đáp án: B
Bài 11 : Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn
A. Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần
B. Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần
C. Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần
D. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
Lời giải:
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức:
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:
=> Các phương án A, B, C chỉ làm công suất hao phí giảm 2 lần
Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2 lần thì công suất hao phí giảm 4 lần.
Đáp án: D
Bài 12 : Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng 2 lần
B. Tăng 4 lần
C. Giảm 2 lần
D. Giảm 4 lần
Lời giải:
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức:
+ Tiết diện
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:
=>Dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa tức là thì điện trở của dây dẫn tăng 4 lần:
R′ = 4R
=> Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi đó tăng 4 lần
Đáp án: B
Bài 13 : Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế 100000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi hai lần?
A. 200000V
B. 4000000V
C. 141421V
D. 500000V
Lời giải:
Gọi P1, U1 là công suất hao phí và hiệu điện thế ban đầu (U1 = 100000V) P2, U2 là công suất hao phí và hiệu điện thế cần dùng để giảm hao phí
Ta có:
Theo đầu bải:
Đáp án: C
Bài 14 : hi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp
A. Biến thế tăng điện áp
B. Biến thế giảm điện áp
C. Biến thế ổn áp
D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.
Lời giải:
Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp biến thế tăng điện áp để giảm hao phí trên đường dây truyền tải.
Đáp án: A
Bài 15 : Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100000kW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là:
A. 10000kW
B. 1000kW
C. 100kW
D. 10kW
Lời giải:
Ta có hiệu suất truyền tải là 90%
Đáp án: A
Bài 16 : Người ta truyền tải một công suất điện 1000kW bằng một đường dây có điện trở 10. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV . Công suất hao phí trên đường dây là:
A. 9,1W
B. 1100W
C. 82,64W
D. 826,4W
Lời giải:
Công suất hao phí trên đường dây là:
Đáp án: D
Bài 17 : Người ta cần truyền một công suất điện 200kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20 . Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là:
A. 40V
B. 400V
C. 80V
D. 800V
Lời giải:
Ta có:
200kW = 200000W
Cường độ dòng điện:
Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là: U’ = IR = 40.20 = 800V
Đáp án: D
Bài 18 : Có hai đường dây tải điện đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài 100km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 100000kV, đường dây thứ hai có chiều dài 200km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 200000kV. So sánh công suất hao phí vì tỏa nhiệt P1 và P2 của hai đường dây.
Lời giải:
Bài tập tự luyện
Bài 1: Nếu tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây tải điện lên 10 lần thì công suất hao phí do toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 2: Muốn tải 1 công suất điện 50 000W từ nhà máy điện đến 1 khu dân cư cách nhà máy 20 km với hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 000V và cứ 1km dây dẫn có điện trở 0,5 Ω thì cong suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ là bao nhiêu?
Bài 3: Nếu tăng hiệu điện thế vào hai đầu đường dây thì có bất lợi gì? Muốn vậy, chúng cần phải làm gì để giải quyết vấn đề ấy?
Bài 4: Đường dây tải điện Bắc - Nam của nước ta có hiệu điện thế là 500 000V. Đường dây dẫn điện từ huyện đến xã có hiệu điện thế là 15 000 V. Đó là những đường dây cao thế. Ở gần đường dây cao thế rất nguy hiểm. Các dụng cụ điện trong nhà lại chỉ cần hiệu điện thế 220 V. Vậy tại sao chúng ta phải xây dựng đường dây cao thế vừa nguy hiểm vừa tốn kém?
Bài 5: Đường dây tải điện từ huyện về xã dài 15 km, có hiệu điện thế là 10 000 V truyền đi một dòng điện 200 A. Dây dẫn làm bằng đồng, cứ 1 km có điện trở là 0,2 Ω.
a) Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây?
b) Công suất hao phí đó có thể thắp sáng bao nhiêu bóng đèn 60 W?
c) Nếu tăng hiệu điện thế lên 30 000 V thì công suất hao phí giảm bao nhiêu lần?
Bài 6: Người ta muốn truyền tải một công suất điện 5 400 W, từ nhà máy thủy điện đến một khu dân cư cách nhà máy 65 km. Biết cứ 1 km dây dẫn có hiệu điện thế là 0,9 Ω.
a) Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 25 000 V. Tính công suất hao phí dp tỏa nhiệt trên đường dây?
b) Nếu cứ để hiệu điện thế của hai đầu dây dẫn là 220 V mà truyền đi thì công suất hao phí của dây dẫn là bao nhiêu?
Bài 7: Người ta truyền tải dòng điện xoay chiều từ trạm phát điện cách nơi tiêu thu 15 km bằng dây dẫn kim loại có điên trở suất p = 4.10-7 Ωm, tiết diện 0,5cm2. Điện áp và công suất ở trạm là 10 kV và 600 kW. Tính công suất tỏa nhiệt trên đường dây trong quá trình truyền tải điện năng.
Bài 8: Người ta cần truyền một công suất 5 MW từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ cách nhau 40 km. Hiệu điện thế hiệu tại nhà máy điện là U = 100 kV. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây và công suất điện tại nơi tiêu thụ? Biết điện trở suất của dây tải điện là 1.10-8 Ωm, dây có tiết diện là 0,5cm2?
Bài 9: Muốn giảm điện trở của dây dẫn thì cần phải dùng dây dẫn có kích thước như nào? Có gì bất lợi khi bằng cách giảm điện trở dây tải điện để giảm công suất hao phí?
Bài 10: Một đường dây tải điện từ nhà máy điện đến khu dân cư có công suất điện là 10 000 kW, hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 100 kV.
a) Tính công suất hao phí ở trên đường dây, biết điện trở của toàn bộ dây là 50 Ω.
b) Nếu tăng hiệu điện thế ở giữa hai đầu đường dây tải điện lên 200 kV thì công suất hao phí sẽ giảm bao nhiêu lần và giá trị là bao nhiêu?
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Bài tập máy biến thế (cực hay, chi tiết)
- Bài tập hiện tượng khúc xạ ánh sáng (cực hay, chi tiết)
- Bài tập quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ (cực hay, chi tiết)
- Bài tập thấu kính hội tụ (cực hay, chi tiết)
- Bài tập ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (cực hay, chi tiết)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều