Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết



Bài viết Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm.

    Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

- Cường độ dòng điện: IAB = I1 = I2 = ... = In

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: UAB = U1 + U2 + ... + Un

- Điện trở tương đương: RAB = R1 + R2 + ... + Rn

    Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc song song:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

- Cường độ dòng điện: IAB = I1 + I2 + ... + In

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: UAB = U1 + U2 + ... + Un

- Điện trở tương đương:Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

    Chia đoạn mạch mắc hỗn hợp thành nhiều đoạn mạch nhỏ sao cho trong mỗi đoạn nhỏ đó chỉ có một cách mắc. Sau đó áp dụng định luật Ôm cho từng đoạn mạch để tìm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở theo yêu cầu của đề bài.

    Ví dụ: Đoạn mạch mắc hỗn họp đơn giản

    Xét đoạn mạch AB. Ta chia AB thành 2 đoạn AC nối tiếp với CB.

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

    + Cường độ dòng điện: I1 = I2 + I3; Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

    + Hiệu điện thế:Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

    UCB = U2 = U3; UAC = U1

    UAB = UAC + UCB = U1 + U2 = U1 + U3

    + Điện trở tương đương của đoạn CB: Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

    + Điện trở tương đương của toàn mạch:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

- Nếu P, Q cùng nằm trên một mạch rẽ: UPQ = IPQ.RPQ

- Nếu P, Q không cùng nằm trên một mạch rẽ: UPQ = UPM + UMQ

    Với M là một điểm cùng nằm trên đoạn mạch rẽ chứa P, chứa Q.

    Ví dụ: Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điểm C, D ở hình vẽ:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

- Tính U1 và U3

- Tính UCD = UCA + UAD

    Với UCA = - UAC = - U1

    UAD = U3

    Vậy UCD = U3 – U1

Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết

Biết R1 = R4 = 2Ω; R2 = 4Ω; R3 = 8Ω. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là UAB = 12V. Bỏ qua điện trở các dây nối và các khóa K. Tính điện trở tương đương của mạch AB và dòng điện qua các điện trở trong các trường hợp sau:

a) Đóng K2 mở K3.

b) Đóng K3 mở K2.

c) Đóng cả K2 và K3.

Câu 2: Cho mạch điện như hình vẽ.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết

Biết R1 = R6 = 2Ω; R2 = R3= 4Ω; R4= 8Ω; R5= 6Ω. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là UAB = 12V. Bỏ qua điện trở các dây nối và các khóa K. Tính điện trở tương đương của mạch AB và dòng điện qua các điện trở.

Câu 3: Cho mạch điện như sơ đồ. Biết R1 = 10Ω và R2 = 3R3. Ampe kế A1 chỉ 4 A.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết

a. Tìm số chỉ của các ampe kế A2 và A3.

b. Hiệu điện thế ở hai đầu R3 là 15V. Tìm số chỉ của vôn kế V.

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết

Cho biết: R1 = 1Ω, R2 = 2Ω, R3 = 3Ω, R4 = 5Ω, R5 = 0,5Ω, điện trở vôn kế rất lớn, dây dẫn và khóa K có điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là UAB = 20V. Hãy tính điện trở tương đương của mạch toàn mạch, dòng điện qua các điện trở và số chỉ của vôn kế, trong các trường hợp sau:

a) Khóa K đang mở.

b) Đóng khóa K.

Câu 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó điện trở R1 = 14 Ω, R2 = 8 Ω, R3 = 24 Ω. Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết

Câu 6: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I = 0,12A.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này.

b) Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua điện trở R1 có cường độ I1 gấp 1,5 lần cường độ I2 của dòng điện chạy qua điện trở R2. Tính điện trở R1 và R2.

Câu 7: Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?

Câu 8: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB =10 Ω, trong đó các điện trở R1 = 7 Ω; R2 = 12 Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết

Câu 9: Cho mạch điện AB có sơ đồ như hình. Trong đó điện trở R1 = 3r; R2 = r; R3 = 6r. Điện trở tương đương của đoạn mạch này có giá trị nào dưới đây?

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết

Câu 10: Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế đặt vào hai điểm A, B là UAB = 60V, các điện trở R1 = 20Ω, R2 = 60Ω, R3 = 20Ω, R4 = 60Ω, R5 = 1000Ω. Chứng minh cường độ dòng điện chạy qua R5 bằng 0.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay, chi tiết

Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí 8 và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học