500 câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án năm 2022-2023
Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 năm 2022, bộ 500 Câu hỏi & Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 8 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 8 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn Vật Lí 8.
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 1 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 4 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 5 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 7 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 8 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 10 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 12 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 15 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 16 - 17 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 19 - 20 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 21 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 22 - 23 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 24 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 25 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 26 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 27 có đáp án năm 2022-2023
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 28 có đáp án năm 2022-2023
Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 1 có đáp án năm 2022
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
A. sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác
B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Lời giải:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Đáp án cần chọn là: C.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về chuyển động cơ học:
A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác.
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi phương chiều của vật.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác.
D. Chuyển động cơ học là sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.
Lời giải:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Đáp án cần chọn là: C.
Câu 3: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
C. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
D. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
Lời giải:
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về tính tương đối của chuyển động:
A. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
B. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
C. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
D. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
Lời giải:
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Đáp án cần chọn là: B.
Câu 5: Trong các câu có chứa cụm từ “chuyển động”, “đứng yên” sau đây, câu nào đúng?
A. Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại có thể đứng yên đối với vật khác.
B. Một vật xem là chuyển động đối với vật này, thì chắc chắn đứng yên đối với vật khác.
C. Một vật xem là chuyển động đối với vật này, thì không thể đứng yên đối với vật khác.
D. Một vật xem là đứng yên đối với vật này, thì chắc chắn chuyển động đối với vật khác.
Lời giải:
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ Phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
A. Người soát vé đang đi lại trên xe
B. Tài xế
C. Trạm thu phí Thủy Phù
D. Khu công nghiệm Phú Bài
Lời giải:
Ta có: Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
=> Chiếc xe buýt đứng yên so với người lái xe
=> nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là tài xế lái xe
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Hãy chọn câu trả lời đúng: Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là:
A. Toa tầu.
B. Bầu trời.
C. Cây bên đường.
D. Đường ray.
Lời giải:
Người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động chứng tỏ người đó chọn toa tàu làm mốc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Một ô tô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động? Hãy chọn câu đúng:
A. Bến xe
B. Một ô tô khác đang rời bến
C. Một ô tô khác đang đậu trong bến
D. Cột điện trước bến xe
Lời giải:
Một ô tô đỗ trong bến xe đứng yên so với bến xe, một ô tô khác đậu trong bến xe, cột điện trước bến xe và chuyển động so với một ô tô khác đang rời bến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Khi nói Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, vật chọn làm mốc là:
A. Trái Đất
B. Mặt Trăng
C. Một vật trên Mặt Trăng
D. Một vật trên Trái Đất
Lời giải:
Khi nói Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, vật chọn làm mốc là Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Lời giải:
Quỹ đạo của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là chuyển động cong
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Dạng chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường là:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Lời giải:
Chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường là chuyển động phức tạp trong đó có sự kết hợp của chuyển động thẳng và chuyển động cong.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Dạng chuyển động của quả bom được thả từ máy bay ném bom B52 là:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Lời giải:
Dạng chuyển động của quả bom được thả ra từ máy bay ném bom B52 là chuyển động cong
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Lời giải:
Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là chuyển động thẳng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Dạng chuyển động của một vật nặng rơi từ trên cao xuống dưới đất là:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng.
Lời giải:
Chuyển động của một vật nặng rơi từ trên cao xuống đất là chuyển động thẳng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Hai chiếc tàu hoả chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:
A. chuyển động so với tàu thứ hai
B. đứng yên so với tàu thứ hai
C. chuyển động so với tàu thứ nhất
D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai
Lời giải:
Ta có, hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc.
=> Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ đứng yên so với tàu thứ hai
Đáp án cần chọn là: B
Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 có đáp án năm 2022
Phần 1: Vận tốc
Câu 1: Độ lớn của vận tốc cho biết:
A. Qũy đạo của chuyển động
B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc
D. Dạng đường đi của chuyển động
Lời giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?
A. Độ lớn của vận tốc cho biết qũy đạo của chuyển động
B. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của vận tốc
D. Độ lớn của vận tốc cho biết dạng đường đi của chuyển động
Lời giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?
A. Quãng đường.
B. Thời gian chuyển động.
C. Vận tốc.
D. Cả 3 đại lượng trên.
Lời giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Hãy chọn câu đúng.
A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn
D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động
Lời giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Trong các phát biểu sau về độ lớn vận tốc, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
B. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một ngày.
C. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một phút.
D. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một giờ.
Lời giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Công thức tính vận tốc là:
A. B.
C. v = s.t D. v = m/s
Lời giải:
Vận tốc được tính bằng công thức:
Trong đó:
+ v: vận tốc
+ s: quãng đường
+ t: thời gian đi hết quãng đường đó
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Chọn đáp án đúng: Vận tốc phụ thuộc vào
A. quãng đường chuyển động.
B. thời gian chuyển động.
C. cả A và B đúng.
D. cả A và B sai
Lời giải:
Vận tốc được tính bằng công thức:
Trong đó:
+ v: vận tốc
+ s: quãng đường
+ t: thời gian đi hết quãng đường đó
=> vận tốc phụ thuộc vào quãng đường chuyển động của vật và thời gian vật chuyển động trên quãng đường ấy
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Vận tốc cho biết gì?
I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
A. I; II và III
B. II; III và IV
C. Cả I; II; III và IV
D. I và III
Lời giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Chọn phát biểu đúng:
A. Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của chuyển động.
B. Vận tốc cho biết quãng đường đi được.
C. Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của vận tốc
D. Vận tốc cho biết tác dụng vật này lên vật khác.
Lời giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên |
Quãng đường |
Thời gian (s) |
Nguyễn Chang |
100m |
10 |
Nguyễn Đào |
100m |
11 |
Nguyễn Mai |
100m |
9 |
Nguyễn Lịch |
100m |
12 |
A. Nguyễn Chang
B. Nguyễn Đào
C. Nguyễn Mai
D. Nguyễn Lịch
Lời giải:
Ta có, vận tốc được xác định bởi biểu thức:
Từ bảng số liệu cho thấy 4 người cùng chạy trên quãng đường bằng nhau
=> ai có thời gian ngắn nhất sẽ có vận tốc lớn nhất hay chạy nhanh nhất
=> Nguyễn Mai chạy nhanh nhất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết người chạy chậm nhất là:
Họ và tên |
Quãng đường |
Thời gian (s) |
Thu Chang |
100m |
10 |
Mai Đào |
100m |
11 |
Thanh Mai |
100m |
9 |
Nguyễn Lịch |
100m |
12 |
A. Thu Chang
B. Mai Đào
C. Thanh Mai
D. Nguyễn Lịch
Lời giải:
Ta có, vận tốc được xác định bởi biểu thức:
Từ bảng số liệu cho thấy 4 người cùng chạy trên quãng đường bằng nhau
=> ai có thời gian lâu nhất sẽ có vận tốc nhỏ nhất hay chạy chậm nhất
=> Nguyễn Lịch chạy chậm nhất vì có thời gian lâu nhất
Đáp án cần chọn là: D
Phần 2: Luyện tập về vận tốc
Câu 1: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:
A. 19,44m/s
B. 15m/s
C. 1,5m/s
D. m/s
Lời giải:
Đổi đơn vị:
+ 3,6km = 3,6.1000 = 3600m
+ 40 phút = 40.60 = 2400s
Vận tốc của học sinh đó là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Máy bay bay từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km mất thời gian 1 giờ 45 phút. Vận tốc của máy bay là:
A. 1000km/h
B. 700km/h
C. 800km/h
D. 900km/h
Lời giải:
Ta có: 1h45p = 1,75h
Vận tốc của máy bay là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Máy bay đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30p. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A. 39km
B. 45km
C. 2700km
D. 10km
Lời giải:
Ta có:
+ Vận tốc của xe máy v = 30km/h
+ Thời gian đi từ A đến B hết: 1h30ph = 1,5h
Quãng đường mà xe máy đi được là:
s = vt = 30.1,5 = 45km
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi 15km/h. Hỏi quãng đường đi được bao nhiêu km? Hãy chọn câu đúng
A. 10km
B. 15km
C. 20km
D. 16km
Lời giải:
Ta có: t = 40 phút =
Vậy quãng đường người đó đi được trong 40 phút là 10km
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s Nam đến trường mất:
A. 1,2h
B. 120s
C.
D. 0,3h
Lời giải:
Đổi đơn vị: 4,8km = 4800m
Thời gian Nam đến trường là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Một người đi quãng đường dài 1,5km với vận tốc 5m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
A. t = 0,15h
B. t = 15 giây
C. t = 5 phút
D. t = 14,4 phút
Lời giải:
Ta có:
v = 5m/s = 5.3,6km/h = 18km/h
Vậy thời gian để người đó đi hết quãng đường 1,5km đó là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34000m/h và của tàu hoả là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. tàu hỏa – ô tô – xe máy
B. ô tô – tàu hỏa – xe máy
C. ô tô – xe máy – tàu hỏa
D. xe máy – ô tô – tàu hỏa
Lời giải:
Ta có:
+ Vận tốc của ô tô: 36km/h =
+ Vận tốc của người đi xe máy: 34000m/h =
+ Vận tốc của tàu hoả: 14m/s
=> Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện theo thứ tự từ bé đến lớn là: Xe máy - Ô tô - Tàu hỏa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18m/s, của tàu hoả là 14m/s. Thứ tự sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự nhanh nhất đến chậm nhất:
A. Ô tô - tàu hỏa - xe máy
B. Tàu hỏa - ô tô - xe máy
C. Xe máy - ô tô - tàu hỏa
D. Xe máy - tàu hỏa - ô tô
Lời giải:
Ta có:
+ Vận tốc của ô tô: 36km/h = = 10m/s
+ Vận tốc của xe máy: 18m/s
+ Vận tốc của tàu hoả: 14m/s
Vậy sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần: xe máy, tàu hỏa, ô tô.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Hùng đứng gần 1 vách núi và hét lên một tiếng, sau 2 giây kể từ khi hét Hùng nghe thấy tiếng vọng lại từ vách đá. Hỏi khoảng cách từ Hùng tới vách núi là bao nhiêu? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s
A. 660m
B. 330m
C. 115m
D. 55m
Lời giải:
Gọi khoảng cách từ Hùng tới vách núi là s
Ta có: 2 giây là thời gian từ lúc Hùng hét đến khi âm đến vách núi rồi phản xạ truyền lại chỗ Hùng
Ta có: t =
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Nam đứng gần 1 tiếng và hét lên một tiếng, sau 0,5 giây kể từ khi hét Nam nghe thấy tiếng vọng lại từ đáy giếng. Hỏi chiều sâu giếng là bao nhiêu? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s
A. 660m
B. 330m
C. 82,5m
D. 55m
Lời giải:
Gọi độ sâu của giếng là s
Ta có: 0,5 giây là thời gian từ lúc Nam hét đến khi âm đến đáy giếng rồi phản xạ truyền lại chỗ Nam
=> Quãng đường mà âm đi được là 2s
Ta có:
Đáp án cần chọn là: C
Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 có đáp án năm 2022
Câu 1: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.
Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác
A. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B
B. Viên bi chuyển động chậm dần từ C đến D
C. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C
D. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC
Lời giải:
A, B, D - đúng
C - sai vì: Viên bị chuyển động nhanh dần từ A→B và chuyển động chậm dần từ B→C
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.
Phát biểu nào dưới đây chính xác
A. Viên bi chuyển động chậm dần từ A đến B
B. Viên bi chuyển động nhanh dần từ C đến D
C. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C
D. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC
Lời giải:
A – sai vì: Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B
B – sai vì: Viên bi chuyển động chậm dần từ C đến D
C - sai vì: Viên bị chuyển động nhanh dần từ A→B và chuyển động chậm dần từ B→C
D – đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Trong đó s1,s2,...,sn và t1,t2,...,tn là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Trong đó s1,s2,...,sn và t1,t2,...,tn là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cánh quạt
D. Chuyển động của xe buýt từ đường Phạm Văn Đồng ra Nguyễn Phong Sắc
Lời giải:
A, C, D - chuyển động không đều
B - chuyển động đều
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của đầu cánh quạt máy bay khi quạt đang chạy ổn định.
B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
D. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
Lời giải:
A - chuyển động đều
B, C, D - chuyển động không đều
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1 phút 40 giây; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100 giây. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:
A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s
B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s
C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s
D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s
Lời giải:
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ nhất: = 2m/s
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai: = 3m/s
+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Một học sinh đi đến trường bằng xe đạp, quãng đường đầu dài 3km đi trong 10 phút, quãng đường sau dài 2km đi trong 5 phút. Vận tốc trung bình của học sinh trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:
A. 5m/s; 6m/s; 5,5m/s
B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s
C. 5m/s; 6,67m/s; 5,56m/s
D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s
Lời giải:
s1 = 3km = 3000m
s2 = 2km = 2000m
t1 = 10p = 600s
t2 = 5p = 300s
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ nhất:
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai:
+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Tàu thống nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn là bao nhiêu?
A. 3000km
B. 1080km
C. 1000km
D. 1333km
Lời giải:
Ta có: = 15.(20.60.60) = 1080000m = 1080km.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Một đoàn tàu chuyển động trên đoạn đường AB với vận tốc trung bình 10m/s. Quãng đường AB dài bao nhiêu, biết đoàn tàu đi hết quãng đường này mất 7,5 giờ? Hãy chọn câu đúng
A. 27km
B. 2700km
C. 270km
D. 2,7km
Lời giải:
vtb = 10m/s = 36km/h.
Ta có: = 36.7,5 = 270 km
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Hải đi bộ từ nhà đến trường mất 15 phút, biết vận tốc trung bình 8km/h. Quãng đường từ nhà Hải đến trường là:
A. 2km
B. 2,5km
C. 5km
D. 3km
Lời giải:
15 phút = 0,25 giờ
Ta có: = 8.0,25 = 2km
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay từ chân cầu thủ đến khung thành là bao nhiêu?
A. 1s
B. 36s
C. 1,5s
D. 3,6s
Lời giải:
Đổi đơn vị: 108km/h = 30m/s
Ta có:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Khánh đi bộ từ nhà đến nơi làm việc với vận tốc 4,4km/h. Biết khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là 1,1km. Thời gian Khánh đi bộ đến nơi làm việc là:
A. 10 phút
B. 15 phút
C. 25 phút
D. 30 phút
Lời giải:
Ta có:
0,25h = 15 phút
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s
B. 8m/s
C. 4,67m/s
D. 3m/s
Lời giải:
+ Thời gian Hưng đạp xe lên dốc là:
+ Vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc là:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3,6km với vận tốc 2m/s, đoạn đường sau dài 1,9km đi hết 0,3h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
A. 6,857km/h
B. 7,865km/h
C. 6,875km/h
D. 6,758km/h
Lời giải:
v1= 2m/s = 7,2km/h
+ Thời gian người đó đi đoạn đường đầu là:
+ Vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc là:
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều