Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng (hay, chi tiết)



Bài viết Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng.

Bài giảng: Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố:

   + Khối lượng của vật

   + Độ tăng nhiệt độ của vật

   + Chất cấu tạo nên vật

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1°C.

Kí hiệu: c

Đơn vị: J/kg.K

Bảng nhiệt dung riêng của một số chất

Chất Nhiệt dung riêng(J/kg.K) ChấtNhiệt dung riêng(J/kg.K)
Nước 4200 Đất800
Rượu 2500 Thép 460
Nước đá 1800 Đồng 380
Nhôm 880 Chì 130

Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m.c. Δt

Trong đó:

Q là nhiệt lượng thu vào của vật (J)

m là khối lượng của vật (kg)

c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)

Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K)

Δt = t2 – t1 với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng.

Chú ý:

- Đơn vị của khối lượng phải để về kg.

- Ngoài J, kJ đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo, Kcalo

1 Kcalo = 1000 calo; 1 calo = 4,2 J

- Nếu vật là chất lỏng, bài toán cho biết thể tích thì ta phải tính khối lượng theo công thức: m = V.D. Trong đó đơn vị của V là m3 và của D là kg/m3

- Độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Kenvin bằng độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Celsius.

- Đổi đơn vị nhiệt độ từ °C sang °K: T = t + 273

Trong đó:

T là nhiệt độ tính theo °K

t là nhiệt độ tính theo °C

- Khi tăng nhiệt độ từ t1 đến t2, một vật thu vào bao nhiêu nhiệt lượng thì ngược lại, khi nó hạ nhiệt độ từ t2 xuống t1 nó cũng sẽ tỏa bấy nhiêu nhiệt lượng.

- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật là:

Qtỏa = m.c. Δt hay Qtỏa = m.c.(t1 - t2)

Trong đó:

Q là nhiệt lượng tỏa ra của vật (J)

m là khối lượng của vật (kg)

c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)

Δt = t1 - t2 là độ giảm nhiệt độ của vật (°C hoặc °K)

Lưu ý: Nhiệt độ t2 luôn nhỏ hơn t1.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học