Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 27 (có đáp án): Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt
Với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt
Bài 1: Cơ năng, nhiệt năng:
A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Cả A, B, C đều sai
Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác ⇒ Đáp án C
Bài 2: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:
A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
⇒ Đáp án D
Bài 3: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.
B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn ⇒ Đáp án C
Bài 4: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?
A. Động năng tăng, thế năng giảm.
B. Động năng và thế năng đều tăng.
C. Động năng và thế năng đều giảm.
D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Trong thời gian nảy lên của quả bóng, động năng giảm, thế năng tăng ⇒ Đáp án D
Bài 5: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
C. Không có sự chuyển hóa nào.
D. Động năng và thế năng đều tăng.
- Ban đầu vật ở độ cao h so với mặt đất ⇒ vật có thế năng hấp dẫn
- Khi thả vật, vật chuyển động rơi ⇒ có động năng
- Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần ⇒ thế năng giảm dần
⇒ Khi thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất, trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa từ thế năng thành động năng.
⇒ Đáp án B
Bài 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
B. Nước trên đập cao chảy xuống.
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
D. Cả ba trường hợp trên
- Mũi tên được bắn đi từ cung: thế năng đàn hồi ⇒ động năng
- Nước trên đập cao chảy xuống, hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới: thế năng hấp dẫn ⇒ động năng
⇒ Đáp án D
Bài 7: Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B.
D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C.
Khi bỏ qua ma sát của không khí thì cơ năng của vật được bảo toàn, nghĩa là cơ năng tại C bằng cơ năng tại B.
⇒ Đáp án C
Bài 8: Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 1/2 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100 J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là:
A. 50 J B. 100 J C. 200 J D. 600 J
- Gọi Wđ, Wt, W lần lượt là động năng, thế năng và cơ năng của vật.
C là vị trí có động năng bằng thế năng.
- Theo đề bài ta có:
- Lại có:
- Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có:
Cơ năng của vật tại B: WB = WdB + WtB = 200 + 400 = 600 (J)
Thế năng của vật tại A bằng cơ năng của vật tại B (do tại A vật chỉ có thế năng mà không có động năng).
WtA = WB = 600 (J)
⇒ Đáp án D
Bài 9: Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Động năng của vật tại A lớn nhất.
B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B.
C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất.
D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C.
- Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
- Động năng của vật tại C là lớn nhất.
- Động năng của vật tại C bằng thế năng của vật tại B (nếu bỏ qua ma sát của vật so với không khí và mặt đất khi chạm đất)
⇒ Đáp án C
Bài 10: Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?
A. Kéo đi kéo lại sợi dây
B. Nước nóng lên
C. Hơi nước làm nút bật ra
D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.
- Kéo đi kéo lại sợi dây: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- Nước nóng lên: Truyền nhiệt năng từ ống nhôm vào nước.
- Hơi nước làm bật nút ra : Nhiệt năng chuyên hóa thành cơ năng.
- Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ : Truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường bên ngoài.
⇒ Đáp án A
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 28: Động cơ nhiệt (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 28 (có đáp án): Động cơ nhiệt
- Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí 8 Chương 2: Nhiệt học (hay, chi tiết)
- Tổng hợp Trắc nghiệm Vật Lí 8 Chương 2 (có đáp án): Nhiệt học
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 26 (có đáp án): Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều