Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 21: Nhiệt năng (hay, chi tiết)



Bài viết Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 21: Nhiệt năng hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 21: Nhiệt năng.

Bài giảng: Bài 21: Nhiệt năng - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Chú ý: Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên chúng luôn có động năng. Vì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng.

- Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:

   + Cách 1: Thực hiện công

Ví dụ: Xoa hai bàn tay vào nhau (thực hiện công) thì thấy hai bàn tay nóng lên (nhiệt năng của hai bàn tay tăng).

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

   + Cách 2: Truyền nhiệt

Ví dụ:

- Nhúng một chiếc thìa inox đang nguội lạnh vào một cốc nước nóng thì thấy chiếc thìa nóng dần ⇒ Nước truyền nhiệt năng cho chiếc thìa

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Chú ý: Khi xác định chiều truyền nhiệt thì nhiệt năng chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Kí hiệu là Q

- Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (kí hiệu là J)

1 kJ (kilôjun) = 1000 J

Ví dụ: Một vật đang có nhiệt năng là 300J. Khi thực hiện truyền nhiệt, nhiệt năng của vật tăng lên đến 700J thì phần nhiệt năng 200J nhận được gọi là nhiệt lượng.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học