Các dạng bài tập Hiện tượng cảm ứng điện từ (chọn lọc, có lời giải)



Phần Hiện tượng cảm ứng điện từ Vật Lí lớp 11 với các dạng bài tập chọn lọc có trong Đề thi THPT Quốc gia và trên 100 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án chi tiết. Vào Xem chi tiết để theo dõi các dạng bài Hiện tượng cảm ứng điện từ hay nhất tương ứng.

Bài tập tự luyện

Bài 1: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là

A. 0,048 Wb.                

B. 24 Wb.            

C. 480 Wb.          

D. 0 Wb.

Bài 2: Một khung dây hình vuông cạnh 20 cm nằm toàn độ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 1/5 s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2 T về 0. Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn là

A. 240 mV.          

B. 240 V.             

C. 2,4 V.              

D. 1,2 V.

Bài 3: Một khung dây hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. Trong khi cảm ứng từ tăng từ 0,1 T đến 1,1 T thì trong khung dây có một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2 V. Thời gian duy trì suất điện động đó là

A. 0,2 s.               

B. 0,2 π s.      

C. 4 s.         

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Bài 4: Một khung dây được đặt cố định trong từ trường đều mà cảm ứng từ có độ lớn ban đầu xác định. Trong thời gian 0,2 s từ trường giảm đều về 0 thì trong thời gian đó khung dây xuất hiện suất điện động với độ lớn 100 mV. Nếu từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,5 s thì suất điện động trong thời gian đó là

A. 40 mV.            

B. 250 mV.          

C. 2,5 V.              

D. 20 mV.

Bài 5: Một khung dây dẫn điện trở 2 Ω hình vuông cạch 20 cm nằm trong từ trường đều các cạnh vuông góc với đường sức. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 1 T về 0 trong thời gian 0,1 s thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là

A. 0,2 A.              

B. 2 A.                          

C. 2 mA.              

D. 20 mA.

Bài 6: Một khung dây dẫn cứng hình chữ nhật có diện tích S = 200cm2, ban đầu ở vị trí song song với các đường sức của một từ trường đều có B = 0,01 T. Khung quay đều trong thời gian 4 s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung có giá trị nào sau đây?

A. 0,5.10-5 V               

B. 5.10-5 V                

C. 0,25.10-5 V            

D. 2,5.10-5 V

Bài 7: Dòng điện trong một cuộn cảm giảm đều từ 16 A đến 0 trong 0,01 s, suất điện động tự cảm có độ lớn 64 V. Độ tự cảm của cuộn cảm đó là
A. 0,032 H                 

B. 0,04 H                     

C. 0,25 H                 

D. 4 H

Bài 8: Cuộn cảm có L = 2 mH, trong đó có cường độ dòng điện 10 A. Năng lượng tích luỹ trong cuộn cảm đó là bao nhiêu
A. 0,05 J                     

B. 0,5 J                         

C. 1 J                       

D. 0,1 kJ

Bài 9: Một ống dây tiết diện 10 cm2, chiều dài 20 cm và có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây (không lõi, đặt trong không khí) là

A. 0,2π H.            

B. 0,2π mH.         

C. 2 mH.              

D. 0,2 mH.

Bài 10: Một dây dẫn có chiều dài xác định được cuốn trên trên ống dây dài l và bán kính ống r thì có hệ số tự cảm 0,2 mH. Nếu cuốn lượng dây dẫn trên trên ống có cùng chiều dài nhưng tiết diện tăng gấp đôi thì hệ số từ cảm của ống là

A. 0,1 mH.           

B. 0,2 mH.           

C. 0,4 mH.           

D. 0,8 mH.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học