40 câu trắc nghiệm Cảm ứng điện từ có lời giải (cơ bản)
Với 40 câu trắc nghiệm Cảm ứng điện từ (cơ bản) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Cảm ứng điện từ (cơ bản).
Bài 1: Người ta dùng khái niệm từ thông để diễn tả
A. số đường sức từ qua một diện tích nào đó.
B. độ mạnh yếu của từ trường.
C. phương của vectơ cảm ứng từ.
D. sự phân bố đường sức từ của từ trường.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Ý nghĩa của từ thông dùng để diễn tả số đường sức từ xuyên qua một diện tích nào đó.
Bài 2: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ , góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của diện tích S là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:
A. Φ = BSsinα.
B. Φ = BScosα.
C. Φ = BStanα.
D. Φ = BScotanα.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Từ thông được tính bằng công thức Φ = BScosα.
Bài 3: Đơn vị từ thông là
A. Tesla (T).
B. Vebe (Wb).
C. Fara (F).
D. Tesla trên mét vuông (T/m2).
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Đơn vị của từ thông là Vebe (Wb).
Bài 4: 1 Wb bằng
A. 1 T.m2.
B. 1 T/m.
C. 1 T.m.
D. 1 T/m2.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Φ = BScosα ⇒ 1Wb = 1T.m2.
Bài 5: Một vòng dây kín, phẳng đặt trong từ trường đều. Trong các yếu tố sau :
I. Diện tích S của vòng dây
II. Cảm ứng từ của từ trường
III. Khối lượng của vòng dây
IV. Góc hợp bởi mặt phẳng của vòng dây và đường cảm ứng từ
Từ thông qua diện tích S phụ thuộc các yếu tố nào?
A. I và II.
B. I, II,và III.
C. I và III.
D. I, II và IV.
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: Φ = BScosα, Φ phụ thuộc vào diện tích S, cảm ứng từ B và góc hợp bởi mặt phẳng của vòng dây và đường cảm ứng từ α.
Bài 6: Độ lớn của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức từ của từ trường đều có cảm ứng từ
A. tỉ lệ với số đường sức từ qua một đơn vị diện tích S.
B. tỉ lệ với góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của diện tích S.
C. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.
D. tỉ lệ với độ lớn cảm ứng từ B tại nơi đặt diện tích S.
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: Φ = BScosα nên Φ tỉ lệ với độ lớn B.
Bài 7: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ , góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của diện tích S là α. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều luôn có giá trị khác không.
B. Đơn vị của từ thông là Tesla (T).
C. Từ thông là đại lượng đại số.
D. Từ thông Φ xuyên qua mặt S xác định theo công thức Φ = BSsinα.
Lời giải:
Đáp án: C.
HD Giải: Từ thông là đại lượng đại số, dấu của từ thông phụ thuộc vào việc chọn chiều của vecto (dấu của cosα).
Bài 8: Gọi α là góc hợp bởi vectơ pháp tuyến của diện tích S với vectơ cảm ứng từ . Từ thông qua diện tích S có độ lớn cực đại khi α bằng
A. 0.
B. π/2.
C. π/4.
D. 3π/4.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Φ = BScosα, Φmax khi cosα = 1 ⇒ α = 0.
Bài 9: Đặt một khung dây trong từ trường đều sao cho ban đầu mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây sẽ không thay đổi nếu khung dây
A. có diện tích tăng đều.
B. chuyển động tịnh tiến theo một phương bất kì.
C. có diện tích giảm đều.
D. quay quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Khi khung dây chuyển động tịnh tiến thì B, S, α đều không đổi nên Φ không đổi.
Bài 10: Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây phẳng, kín?
A. Tịnh tiến khung dây trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung vuông góc với các đường sức từ.
B. Tịnh tiến khung dây trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung hợp với đường sức từ một góc α.
C. Cho khung quay trong từ trường đều xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng khung.
D. Cho khung quay xung quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung và trục này không song song với đường sức từ.
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: Khi cho khung quay xung quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung và trục này không song song với đường sức từ, thì góc α thay đổi, Φ qua mạch kín biến thiên dẫn đến trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài 11: Một khung dây tròn, đặt trong một từ trường đều có mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. Trong các trường hợp sau
I. Khung dây chuyển động tịnh tiến trong từ trường theo một phương bất kỳ
II. Bóp méo khung dây
III. Khung dây quay quanh một đường kín của nó
Ở trường hợp nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây?
A. I và II.
B. II và III.
C. III và I.
D. I, II và III.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Khi bóp méo khung dây (S thay đổi) hoặc khung dây quay quanh một đường kín của nó (α thay đổi) thì Φ qua mạch kín biến thiên dẫn đến trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài 12: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện.
B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu.
C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch.
D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi.
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: Khi mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi thì từ thông xuyên qua mạch kín không biến thiên nên trong mạch không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài 13: Định luật Len-xơ được dùng để
A. xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín.
B. xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
C. xác định cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
D. xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Định luật Len-xơ được dùng để xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
Bài 14: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
B. hoàn toàn ngẫu nhiên.
C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
Bài 15: Biết dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có chiều như hình vẽ. Hiện tượng xảy ra khi
A. nam châm đứng yên, vòng dây chuyển động ra xa nam châm.
B. nam châm đứng yên, vòng dây chuyển động lại gần nam châm.
C. nam châm đứng yên, vòng dây chuyển động sang phải.
D. nam châm đứng yên, vòng dây quay quanh trục đi qua tâm và vuông góc mặt phẳng vòng dây.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Áp dụng quy tắc bàn tay trái thì từ trường do Ic gây ra hướng từ dưới lên, ta thấy từ trường của nam châm có chiều từ trên xuống ngược với chiều cảm ứng từ của dòng điện cảm ứng nên chiều dịch chuyển của vòng dây phải làm tăng từ trường xuyên qua vòng dây (theo định luật Len-xơ) nên vòng dây phải dịch chuyển lại gần nam châm.
Bài 16: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây tịnh tiến với vận tốc trong từ trường đều
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: Vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng khi từ thông qua nó biến thiên.
Theo hình vẽ từ trường đều, diện tích vòng dây không đổi, góc hợp bởi vec tơ cảm ứng từ và pháp tuyến vòng dây bằng 0.
⇒ Φ = BScosα là không đổi ⇒ vòng dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng: Icư = 0.
Bài 17: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hay ra xa vòng dây kín?
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Trong hình B khi nam châm lại gần khung dây thì số đường sức từ qua khung tăng lên (B tăng); dòng cảm ứng có chiều làm giảm sự tăng nên cảm ứng từ do khung dây gây ra có chiều từ phải sang trái. (do cảm ứng từ nam châm đi ra từ cực bắc)
Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định được chiều dòng điện cùng chiều kim đồng hồ.
Tương tự với các hình còn lại thì thấy không đúng.
Bài 18: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định như hình vẽ:
A. Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều ngược kim đồng hồ.
B. Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều cùng kim đồng hồ.
C. Không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
D. Dòng điện cảm ứng cùng kim đồng hồ.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải:
Lúc đầu, khi nam châm lại gần khung dây thì số đường sức từ qua khung tăng lên (B tăng); dòng cảm ứng có chiều làm giảm sự tăng nên cảm ứng từ do khung dây gây ra có chiều từ trên xuống (do cảm ứng từ nam châm có chiều từ dưới lên).
Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định được chiều dòng điện cùng chiều kim đồng hồ.
Khi nam châm xuyên qua vòng dây thì ngược lại.
Bài 19: Dòng điện Pu-cô là
A. dòng điện chạy trong khối vật dẫn đặt đứng yên trong từ trường đều.
B. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên.
C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường.
D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện.
Lời giải:
Đáp án: C.
HD Giải: Dòng điện Pu-cô là dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường.
Bài 20: Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng điện Fu – cô gây ra trên kim loại, người ta thường
A. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện.
B. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong.
C. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại.
D. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau.
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: Để làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng điện Fu – cô gây ra trên kim loại, người ta thường chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau để điện trở của lõi sắt đối với dòng điện Fu-cô tăng lên và làm giảm cường độ dòng fu-cô.
Bài 21: Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Foucault?
A. Phanh điện từ.
B. Nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên.
C. Lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau.
D. Đèn hình TV.
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: Đèn hình Tivi là ứng dụng của tia catot.
Bài 22: Khi sử dụng điện, dòng điện Fu-cô không xuất hiện trong
A. quạt điện.
B. lò vi sóng.
C. nồi cơm điện.
D. bếp từ.
Lời giải:
Đáp án: C.
HD Giải: Nồi cơm điện cần ứng dụng của hiện tượng toả nhiệt.
Bài 23: Lõi của các máy biến thế thường làm bằng các lõi thép mỏng ghép cách điện với nhau. Mục đích của cách làm trên là gì?
A. Tăng cường từ thông qua các cuộn dây.
B. Giảm tác dụng của dòng điện Fu-cô.
C. Giảm trọng lượng của máy biến thế.
D. Làm cho từ thông qua các cuộn dây biến thiên nhanh hơn.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Lõi của các máy biến thế thường làm bằng các lõi thép mỏng ghép cách điện với nhau để làm giảm tác dụng của dòng điện Fu-cô.
Bài 24: Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
B. sinh ra dòng điện trong mạch kín.
C. được sinh bởi nguồn điện hóa học.
D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
Bài 25: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín được tính bởi công thức
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải:
Bài 26: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với
A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy.
B. độ lớn từ thông qua mạch.
C. điện trở của mạch.
D. diện tích của mạch.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: . Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy.
Bài 27: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
A. hóa năng.
B. cơ năng.
C. quang năng.
D. nhiệt năng.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín thì cơ năng biến đổi thành điện năng.
Bài 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng về suất điện động cảm ứng?
A. Khi từ thông tăng thì suất điện động cảm ứng âm.
B. Khi từ thông tăng thì suất điện động cảm ứng dương.
C. Khi từ thông giảm thì suất điện động cảm ứng dương.
D. Suất điện động cảm ứng có thể âm hoặc dương.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: khi từ thông tăng (Φ2 > Φ1) thì suất điện động cảm ứng âm.
Bài 29: Trong trường hợp nào sau đây không có suất điện động cảm ứng trong mạch:
A. dây dẫn thẳng chuyển động theo phương của đường sức từ.
B. dây dẫn thẳng quay trong từ trường.
C. khung dây quay trong từ trường.
D. vòng dây quay trong từ trường đều.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Khi dây dẫn thẳng chuyển động theo phương của đường sức từ thì mạch điện không kín.
Bài 30: Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện qua mạch.
B. điện trở của mạch.
C. chiều dài dây dẫn.
D. tiết diện dây dẫn.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Φ = NBScosα, và B tỷ lệ với i nên từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua mạch.
Bài 31: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dây?
A. phụ thuộc vào số vòng dây của ống.
B. phụ thuộc tiết diện ống.
C. không phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
D. có đơn vị là H (henry).
Lời giải:
Đáp án: C.
HD Giải: không phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
Bài 32: Từ biểu thức tính độ tự cảm L của ống dây có tiết diện S, gồm N vòng dây, chiều dài l của ống dây là
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải:
Bài 33: Đơn vị của hệ số tự cảm là
A. Vôn (V).
B. Tesla (T).
C. Vêbe (Wb).
D. Henri (H).
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: Đơn vị của hệ số tự cảm là Henri (H).
Bài 34: Một ống dây có độ tự cảm L, ống thứ hai có số vòng dây gấp đôi và tiết diện bằng một nửa so với ống thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống thứ hai là
A. L.
B. 2L.
C. L/2.
D. 4L.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải:
Bài 35: Ống dây 1 có cùng tiết diện với ống dây 2 nhưng chiều dài ống và số vòng dây đều nhiều hơn gấp đôi. Tỉ sộ hệ số tự cảm của ống 1 với ống 2 là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 8.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải:
Bài 36: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
B. sự chuyển động của nam châm với mạch.
C. sự chuyển động của mạch với nam châm.
D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
Bài 37: Biểu thức tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây có độ tự cảm L khi cường độ dòng điện qua ống dây biến thiên một lượng Δi trong khoảng thời gian Δt là
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Suất điện động tự cảm
Bài 38: Độ lớn suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A. điện trở của mạch.
B. từ thông cực đại qua mạch.
C. từ thông cực tiểu qua mạch.
D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
Lời giải:
Đáp án: D.
HD Giải: . Độ lớn suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
Bài 39: Đáp án nào sau đây là sai? Độ lớn suất điện động tự cảm lớn khi
A. độ tự cảm của ống dây lớn.
B. cường độ dòng điện qua ống dây lớn.
C. dòng điện giảm nhanh.
D. dòng điện tăng nhanh.
Lời giải:
Đáp án: B.
HD Giải: . Độ lớn suất điện động tự cảm lớn khi L lớn và lớn (dòng điện tăng nhanh hay chậm) không phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua ống dây lớn hay nhỏ.
Bài 40: Khi đóng khóa K trong mạch điện bên thì
A. đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ.
B. đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay.
C. đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ.
D. đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ.
Lời giải:
Đáp án: A.
HD Giải: Do đèn 2 mắc nối tiếp với cuộn cảm nên khi đóng công tắc dòng điện qua cuộn cảm tăng đột ngột làm trong cuộn cảm xuất hiện dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng đó nên cường độ qua đèn 2 giảm nên đèn 2 sáng lên từ từ.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ
- Dạng 1: Chiều dòng điện cảm ứng
- Dạng 2: Từ thông qua một khung dây kín
- Dạng 3: Suất điện động cảm ứng trong khung dây
- 30 câu trắc nghiệm Cảm ứng điện từ có lời giải (nâng cao)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều