Các dạng bài tập Dòng điện trong chất điện phân (chọn lọc, có lời giải)



Phần Dòng điện trong chất điện phân Vật Lí lớp 11 với các dạng bài tập chọn lọc có trong Đề thi THPT Quốc gia và trên 50 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án chi tiết. Vào Xem chi tiết để theo dõi các dạng bài Dòng điện trong chất điện phân hay nhất tương ứng.

Bài tập dòng điện trong chất điện phân

Bài 1: Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì

A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.

B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.

C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.

D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.

Bài 2: Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là

A. 24 gam.                   

B. 12 gam.                    

C. 6 gam.                      

D. 48 gam.

Bài 3: Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với

A. điện lượng chuyển qua bình.                       

B. thể tích của dung dịch trong bình.

C. khối lượng dung dịch trong bình.                

D. khối lượng chất điện phân.

Bài 4: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

A. đúc điện.                  

B. mạ điện.                   

C. sơn tĩnh điện.            

D. luyện nhôm.

Bài 5: Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là

A. 6,7A.                       

B. 3,35A.                      

C. 24124A.                   

D. 108A.

Bài 6: Cực âm của một bình điện phân dương cực tan có dạng một lá mỏng. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân trong 1 h thì cực âm dày thêm 1mm. Để cực âm dày thêm 2 mm nữa thì phải tiếp tục điện phân cùng điều kiện như trước trong thời gian là

A. 1 h.                          

B. 2 h.                           

C. 3 h.                           

D. 4 h.

Bài 7: Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với

A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng.

B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.

C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.

D. hóa trị của của chất được giải phóng.

Bài 8: Mắc nối tiếp hai bình điện phân, bình thứ nhất đựng dung dịch CuSO4, bình thứ hai đựng dung dịch AgNO3. Sau một giờ, lượng đồng giải phóng ở catot của bình thứ nhất là 0,32g. Khối lượng bạc giải phóng ở catot thứ hai có giá trị nào sau đây. Cho Cu = 64, Ag = 108.

A. 1,08 g.                      

B. 108 g.                       

C. 5,4 g.                        

D. 0,54 g.

Bài 9: Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, với các điện cực đều bằng đồng, diện tích catot bằng 10 cm2, khoảng cách từ catot đến anot là 5 cm. Đương lượng gam của đồng là 32. Hiệu điện thế đặt vào U = 15 V, điện trở suất của dung dịch là 0,2 Ω.m. Sau thời gian 1 h, khối lượng đồng bám vào catot gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 0,327 g.                    

B. 1,64 g.                      

C. 1,78 g.                      

D. 2,65 g.

Bài 10: Khi điện phân một dung dịch HCl, người ta thu được 3,32 lít khí hydro ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết thời gian thực hiện điện phân là 90 phút. Tìm cường độ dòng điện được sử dụng.

A. 5,5A.                       

B. 2,65A.                      

C. 5,3A.                        

D. 10,8A.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học