50 câu trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường có lời giải (cơ bản - phần 1)
Với 50 câu trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường (cơ bản - phần 1).
Bài 1: Hạt tải điện trong kim loại là
A. ion dương.
B. electron tự do.
C. ion âm.
D. ion dương và electron tự do.
Lời giải:
Đáp án: B
Thuyết electron trong kim loại cho thấy hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.
Bài 2: Kim loại dẫn điện tốt vì
A. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
B. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
C. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.
D. Mật độ các ion tự do lớn.
Lời giải:
Đáp án: A
Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn nên kim loại dẫn điện tốt.
Bài 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Nhôm B. Sắc C. Bạc D. Đồng
Lời giải:
Đáp án: C
Vì Bạc có điện trở suất nhỏ hơn các kim loại còn lại
Bài 4: Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;
B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;
C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;
D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.
Lời giải:
Đáp án: C
Electron mang điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường.
Bài 5:Nguyên nhân gây ra điện trở trong kim loại là do
A. sự tương tác điện giữa các electron và hạt nhân
B. sự chuyển động hỗn độn của các electron
C. sự mất trật tự của mạng tinh thể
D. sự tương tác điện giữa các electron
Lời giải:
Đáp án: C
Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của các electron tự do là nguyên nhân gây ra điện trở trong kim loại.
Bài 6: Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào
A. nhiệt độ của kim loại.
B. bản chất của kim loại.
C. kích thước của vật dẫn kim loại.
D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.
Lời giải:
Đáp án: D
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào bản chất, nhiệt độ, kích thước của kim loại, không phụ thuộc trực tiếp vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.
Bài 7: Điện trở của vật dẫn kim loại tăng khi nhiệt độ vật dẫn tăng là do
A. vật dẫn dài ra nên cản trở dòng điện nhiều hơn
B. các ion ở nút mạng dao động mạnh hơn
C. kim loại mềm đi nên cản trở chuyển động của các electron nhiều hơn
D. tốc độ chuyển động của các electron tăng lên nên dể va chạm với các nút mạng hơn
Lời giải:
Đáp án: B
Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các ion ở nút mạng nhanh hơn cản trở chuyển động của electron nhiều hơn nên điện trở kim loại tăng.
Bài 8: Điện trở suất ρ của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ t theo công thức
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án: B
Điện trở suất của kim loại:
B.
Bài 9: Đơn vị của điện trở suất là
A. ôm(Ω) B. vôn (V) C. ôm.mét (Ω.m) D. Ω2m
Lời giải:
Đáp án: C
Đơn vị của điện trở suất là ôm.mét (Ω.m)
Bài 10: Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất của kim loại đó
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. không đổi.
D. chưa đủ dự kiện để xác định.
Lời giải:
Đáp án: C
Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ không phụ thuộc vào chiều dài kim loại.
Bài 11: Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Lời giải:
Đáp án: D
R = ρl/S = ρ4l/πd2 , nếu d tăng 2 thì R giảm 4 lần
Bài 12: Khi nói về tính chất dẫn điện của kim loại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại là chất dẫn điện
B. Kim loại có điện trở suất lớn, lớn hơn 107 Ωm
C. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ của dây kim loại thay đổi không đáng kể
Lời giải:
Đáp án: B
Kim loại có điện trở suất nhỏ.
Bài 13: Siêu dẫn là hiện tượng
A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao.
C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.
D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K.
Lời giải:
Đáp án: C
Siêu dẫn là hiện tượng điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.
Bài 14: Ứng dụng chính của hiện tượng siêu dẫn hiện nay là
A. dùng để tạo ra các điện trường mạnh
B. dùng để tạo ra các từ trường mạnh
C. dùng để chế tạo các pin nhiệt điện
D. dùng để chế tạo các pin quang điện
Lời giải:
Đáp án: B
Ngày nay các cuộn dây siêu dẫn được dùng để tạo ra các từ trường rất mạnh mà các nam châm điện thường không thể tạo ra được.
Bài 15: Dòng điện chạy qua một đoạn dây siêu dẫn. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dạy đó bằng
A. 0 B. lớn hơn 0 C. nhỏ hơn 0 D. không xác định được
Lời giải:
Đáp án: A
Vì điện trở của vật siêu dẫn bằng 0 nên hiệu điện thế nên hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây đó bằng 0
Bài 16: Khi nói về hiện tượng nhiệt điện, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây kim loại khác loại nhau có hai đầu hàn nối với nhau. Nếu giữ hai mối hàn này ở hai nhiệt độ khác nhau (T1 # T2) thì bên trong cặp nhiệt điện sẽ xuất hiện một suất điện động nhiệt điện.
B. Đầu nóng cặp nhiệt điện tích điện âm, đầu lạnh tích điện dương
C. Độ lớn của suất điện động trong cặp nhiệt điện tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai mối hàn nóng và lạnh.
D. Cặp nhiệt điện được dùng phổ biến để làm nhiệt kế đo nhiệt độ vì suất điện động tuy nhỏ nhưng rất ổn định theo thời gian và điều kiện thí nghiệm.
Lời giải:
Đáp án: B
Theo thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại, nếu sợi dây kim loại có một đầu nóng và một đầu lạnh, thì chuyển động nhiệt của electron làm cho phần electron tự do ở đầu nóng dồn về đầu lạnh nên đầu nóng sẽ tích điện dương và đầu lạnh tích điện âm.
Bài 17: Công thức tính suất điện động nhiệt điện ET là
A. ET=αT(T1-T2)
B. ET=αT(T1+T2)
C. ET=αT(T1.T2)
D. ET=αT/(T1-T2)
Lời giải:
Đáp án: A
Suất điện động nhiệt điện ET=αT(T1-T2)
Bài 18: Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là
A. Nước nguyên chất. B. NaCl. C. HNO3. D. Ca(OH)2.
Lời giải:
Đáp án:A
Nước nguyên chất không dẫn điện nên không phải là chất điện phân
Bài 19: Hạt tải điện trong chất điện phân là
A. electron
B. ion dương và ion âm
C. ion âm và electron
D. ion dương và electron
Lời giải:
Đáp án: B
Hạt tải điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm
Bài 20: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Lời giải:
Đáp án: D
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Bài 21: Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
A. mật ion trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ electron tự do trong kim loại.
B. khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron.
C. môi trường dung dịch rất mất trật tự.
D. Cả 3 lý do trên.
Lời giải:
Đáp án: D
Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì mật ion trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ electron tự do trong kim loại, khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron nên tốc độ của chuyển động có hướng của chúng nhỏ hơn. Môi trường dung dịch rất mất trật tự nên cản trở mạnh chuyển động của các ion.
Bài 22: Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
Lời giải:
Đáp án: C
Bản chất của hiện tượng dương cực tan là cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
Bài 23: Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc;
B. điện phân axit sunfuric với cực dương là đồng;
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì);
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
Lời giải:
Đáp án: C
Vì gốc sunfat không tác dụng với grafit tạo thành chất điện phân tan trong dung dịch.
Bài 24: Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
Lời giải:
Đáp án: D
Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
Bài 25: Khi điện phân dung dịch CuSO4, với điện cực bằng đồng ta thấy
A. catot bị ăn mòn dần
B. anot được đồng bám vào
C. đồng chạy từ anot sang catot
D. không có hiện tượng gì xảy ra
Lời giải:
Đáp án: C
Khi điện phân dung dịch CuSO4, với điện cực bằng đồng ta thấy đồng chạy từ anot sang catot
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- 60 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong kim loại có đáp án (phần 1)
- 60 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong kim loại có đáp án (phần 2)
- 23 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong chất khí có đáp án chi tiết
- 16 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong chân có đáp án chi tiết
- 15 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong chất bán dẫn có đáp án chi tiết
- 50 câu trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường có lời giải (cơ bản - phần 2)
- 40 câu trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường có lời giải (nâng cao - phần 1)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều